Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Chiều 5.12, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Caption

Đờn ca tài tử Nam Bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam

 
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, chiều 5.12, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 
Đờn ca tài tử Nam Bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian, là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ.
 
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đây là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm các loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.

 
Việt Nam đã có 8 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hội Gióng Hà Nội, Hát xoan, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Đờn ca tài tử Nam Bộ.
 
UNESCO đánh giá, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đáp ứng được các tiêu chí đối với di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục chính thức và không chính thức tại 21 tỉnh, thành phố của Việt Nam; liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa giữa các dân tộc, thể hiện sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc; hồ sơ đề cử được xây dựng với sự tham gia của các thành viên cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên ngành và các chuyên gia; các thành viên cộng đồng tự nguyện đề cử và cùng cam kết bảo vệ di sản.

Theo quan điểm của UNESCO, việc vinh danh đờn ca tài tử Nam bộ có thể thúc đẩy sự trao đổi giữa các cộng đồng, nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 8 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hội Gióng Hà Nội, Hát xoan, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Đờn ca tài tử Nam Bộ. Trong năm 2013, bộ hồ sơ về Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh cũng đã được nộp lên UNESCO và sẽ có kết quả trong năm 2014.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.