Chính phủ ban hành nghị quyết về bảo đảm thanh toán bảo hiểm, mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Ảnh minh họa: Internet

Một là: Để đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế (TTBYT), Chính phủ quyết nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị mua sắm tập trung, các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc mua sắm thuốc, TTBYT theo thẩm quyền, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với thủ trưởng đơn vị để tránh xảy ra tình trạng thiếu thuốc, TTBYT; tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mua sắm.

Nhằm xử lý nhanh nhất các vướng mắc, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị thực hiện việc mua sắm, đấu thầu thuốc, TTBYT, Nghị quyết số 144/NQ-CP yêu cầu các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính khẩn trương rà soát, sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu, sản xuất, nhập khẩu thuốc, TTBYT thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp xét thấy cần áp dụng thủ tục rút gọn để sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, các bộ liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan chuẩn bị việc đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào các nội dung về đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung Giấy đăng ký lưu hành thuốc theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1661/QĐ-TTg ngày 4/10/2021.

Bộ Y tế còn được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 của Chính phủ về quản lý TTBYT.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2021/TT-BYT ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu văn bản, báo cáo thực hiện Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 của Chính phủ về quản lý TTBYT; Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu TTBYT tại các cơ sở y tế công lập và Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Bộ Y tế phải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về mua sắm, đấu thầu, đặc biệt là các vấn đề về thuê tài sản, cung cấp thiết bị sau khi trúng thầu hóa chất, sinh phẩm; về quản lý, sử dụng phí cấp phép lưu hành đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực y tế.

Đối với các bộ, ngành liên quan, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về đấu thầu thuốc, TTBYT, trong đó khuyến khích việc mua sắm, đấu thầu các TTBYT khi vận hành sử dụng có thể dùng nhiều loại sinh phẩm, linh kiện, phụ kiện thay thế; nghiên cứu, hướng dẫn kịp thời, kỹ lưỡng các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc, TTBYT theo thẩm quyền.

Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với Bộ Y tế trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công và sử dụng vốn nhà nước để mua sắm thuốc, TTBYT (đặc biệt là các vấn đề về: xây dựng dự toán mua sắm; thuê tài sản, cung cấp thiết bị sau khi trúng thầu hóa chất, sinh phẩm); các văn bản quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế khi nhận được đề nghị của Bộ Y tế bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, giá, phí và lệ phí. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, quản lý, sử dụng thuốc, TTBYT theo thẩm quyền.

Hai là xử lý các vướng mắc về việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế được thanh toán thuận lợi. 

Về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, Nghị quyết nêu rõ: Cho phép quyết toán, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT năm 2021 bằng chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo báo cáo quyết toán năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi đã được cơ quan bảo hiểm xã hội giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật BHYT năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 46/2014/QH13, trong đó:

Tiền khám bệnh, tiền giường và tiền dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, máu, chế phẩm máu đã được sử dụng cho người bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng của người tham gia BHYT: Việc quyết toán, thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và mức giá theo quy định hiện hành.

Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế chưa được tính trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT hoặc sử dụng trong các kỹ thuật chưa được ban hành giá khám bệnh, chữa bện BHYT đã được sử dụng cho người bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng của người tham gia BHYT: Việc quyết toán, thanh toán thực hiện theo số lượng thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Cho phép tiếp tục thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do nhà thầu cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất theo kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đấu thầu trước ngày 5/11/2022.

Thời hạn thực hiện theo thời gian thực hiện hợp đồng đã ký trước ngày 5/11/2022 hoặc không quá 12 tháng kể từ ngày 5/11/2022.

 

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.