Báo chí đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14% dân số cả nước. Hầu hết các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. (Ảnh minh hoạ)

Đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chương trình, dự án cấp quốc gia, cấp bộ và cả cấp tỉnh về giải quyết các vấn đề ở vùng dân tộc. Để chủ trương, chính sách đến được với đồng bào, nhiệm vụ thông tin, truyền thông chính sách luôn có vai trò quan trọng, đóng góp cho thành công của mỗi chương trình, dự án dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tính tới ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí (in và điện tử), 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình. Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ người xem, nghe Đài phát thanh truyền hình khá cao. Hiện nay, hầu hết các Đài phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương đều có các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Những năm qua, báo chí và truyền thông đã dành thời lượng tương xứng để tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, các báo, tạp chí cấp phát cho đồng bào DTTS đã đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, hướng tới thị hiếu của đồng bào, giúp bà con dễ tiếp cận, dễ vận dụng vào thực tiễn. Giai đoạn 2019 - 2021, gần 33 triệu ấn phẩm của 19 báo, tạp chí đã được chuyển tới gần 425 nghìn đối tượng thụ hưởng.

Thông qua truyền thông, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với các kiến thức trong sản xuất, áp dụng quy trình canh tác mới, chủ động đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, chăn nuôi, trở thành nhân tố điển hình trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương. Qua đó, khơi dậy trong mỗi người dân ý thức tự giác vươn lên, tương trợ lẫn nhau, xây dựng cộng đồng dân cư no ấm, góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống, xây dựng cuộc sống ngày một văn minh, tiến bộ. Báo chí truyền thông đã hướng dẫn, cổ vũ, động viên đồng bào sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; khơi dậy quyết tâm, thúc đẩy đồng bào các dân tộc tự giác vươn lên thoát nghèo, tạo sự đồng thuận xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bên cạnh đó, báo chí truyền thông đã phản bác kịp thời những luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu và các thế lực thù địch, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 nhấn mạnh: “... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường đồng thuận xã hội; phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hòa nhập phát triển cùng với đất nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước”.

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1719-QĐ/TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, bao gồm 10 dự án thành phần. Chính sách đã có, nhưng để các chính sách này đến được với đồng bào, đi vào đời sống, mang lại những hiệu quả như mục tiêu đặt ra, vai trò của công tác tuyên truyền là rất quan trọng.  

Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 45/QĐ-TTg nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Báo Nhân Dân là một trong những đơn vị giàu kinh nghiệm tham gia thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi. Quan điểm của lãnh đạo Báo Nhân dân là "Báo Nhân Dân không chỉ dành cho chi bộ, không chỉ dành cho đảng viên, mà nơi nào có Nhân dân thì nơi đó chắc chắn có Báo Nhân Dân". Vì thế, tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vùng DTTS và miền núi luôn là một đề tài trọng điểm trên báo này.

Hiện, Báo Nhân Dân đã mạnh dạn thay đổi theo xu hướng của báo chí hiện đại, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ như: Phát trên nền tảng Tictok, nghe podcast, longform - định dạng thể hiện kiểu tạp chí với đồ họa đẹp, hình ảnh chất lượng cao, E-magazine... nhằm đưa thông tin tới công chúng nhanh nhất, hấp dẫn nhất, hiệu quả nhất. Để phục vụ bà con dân tộc, Báo lắng nghe phản hồi từ cơ sở để điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Phát triển đội ngũ phóng viên thường trú tại tất cả các tỉnh, thành phố. Thời gian tới, các chuyên đề cấp cho vùng DTTS và miền núi sẽ được tổ chức theo hướng đi sâu vào những khó khăn, bất cập trong thực hiện chính sách dân tộc, phân tích, giúp bà con nhận diện âm mưu của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

Việc các báo, tạp chí chủ động tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho đồng bào DTTS là rất cần thiết. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 đã dành cả một Dự án 10 về truyền thông cho Chương trình để triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Theo đó, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú từ Trung ương tới cơ sở. Đồng thời, đầu tư xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Xây dựng Tạp chí Dân tộc điện tử.

Giao diện trang chủ của Báo Dân tộc và Phát triển. 

Sau 20 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành một kênh thông tin hữu ích, tin cậy của hàng triệu bạn đọc trên mọi miền đất nước. Đặc biệt là bạn đọc là người dân tộc thiểu số, miền núi. Hiện, Báo Dân tộc và Phát triển có mặt ở khắp các buôn làng, phum sóc, đồn biên phòng… với phương châm “Ở đâu có đồng bào dân tộc thiểu số, ở đó có Báo Dân tộc và Phát triển”.

Quyết định số 1719-QĐ/TTg của Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới sẽ đầu tư cho Đài Phát thanh – Truyền hình các tỉnh Sóc Trăng, Ninh Thuận đáp ứng được yêu cầu phục vụ đồng bào dân tộc Khmer, Chăm.

Các cơ quan báo chí, truyền thông đã và đang chuyển đổi mô hình tổ chức tòa soạn, chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với xu thế chuyển đổi số, tận dụng thế mạnh của kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác truyền thông chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số./. 

Thu Hiền

Tin Liên Quan

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Cục Điện ảnh sẽ tổ chức "Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" từ ngày 24-30/4/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. Việt Nam có các điều kiện và nền tảng để thực hiện việc này, các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần chủ động,...

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Khu vực tham quan của bảo tàng bao gồm tầng trệt và tầng nổi; tầng nổi là Nhà trưng bày, đang trưng bày gần 1.000 hiện vật và hình ảnh cùng với những cảnh quan, cảnh tượng...

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, duy trì hoạt động ổn định các hệ thống thông tin trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn như Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế lao động 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các...

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.