Duy trì đà tăng trưởng nông, lâm, thủy sản

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 31,8 tỷ USD, tăng 7,0% so cùng kỳ năm 2021; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 17,9 tỷ USD, tăng 15,6%; nhập khẩu ước khoảng 13,9 tỷ USD, giảm 2,3%; xuất siêu gần 4,0 tỷ USD, gấp 3,2 lần so cùng kỳ năm 2021.

Thủy sản là một trong những mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao trong 4 tháng đầu năm 2022. Ảnh: TRẦN TUẤN

Theo đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt hơn 7,4 tỷ USD, tăng 10,5%; lâm sản chính đạt gần 5,9 tỷ USD, tăng 4,9%; thủy sản ước đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 43,7%... 

Năm mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD

Trong 4 tháng đầu năm, đã có 5 sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, gồm: cà-phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ. Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so cùng kỳ, như: cà-phê, cao-su, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.

Cụ thể: Giá trị xuất khẩu cà-phê đạt gần 1,7 tỷ USD (tăng 59,4%); cao-su đạt khoảng 869 triệu USD (tăng 10,9%); hồ tiêu khoảng 367 triệu USD (tăng 29,6%); sắn và sản phẩm sắn đạt 574 triệu USD (tăng 29,5%), cá tra đạt 894 triệu USD (tăng 89,6%), tôm đạt hơn 1,3 tỷ USD (tăng 38,6%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 5,5 tỷ USD (tăng 4,5%); mây, tre, cói thảm đạt 339 triệu USD (tăng 22,7%). Những mặt hàng giảm gồm: Chè đạt 51 triệu USD (giảm 13,2%), nhóm hàng rau quả đạt khoảng 1,2 tỷ USD (giảm 14,6%), hạt điều ước đạt 889 triệu USD (giảm 6,7%).

Về nhập khẩu, tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước gần 13,9 tỷ USD, giảm 2,3% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt gần 8,8 tỷ USD, giảm 2,9%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 564,3 triệu USD, tăng 13,0%; nhóm lâm sản chính khoảng 988,2 triệu USD, giảm 3,6%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 979,8 triệu USD, giảm 14,9%; nhóm đầu vào sản xuất ước gần 2,4 tỷ USD, tăng 4,0%. Đến tháng 4, Campuchia lại trở thành thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam nhiều nhất, đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 11,4% thị phần (trong đó, hạt điều chiếm 50,8% giá trị); tiếp theo là Mỹ và Brazil đều đạt khoảng 1,1 triệu USD, chiếm 8,1% (mặt hàng bông chiếm khoảng 34,4% giá trị hàng từ Mỹ và 30,9% từ Brazil).

Đa dạng thị trường xuất khẩu

Về thị trường xuất khẩu, ước giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 41,0% thị phần), châu Mỹ (29,7%), châu Âu (12,8%), châu Phi (1,8%) và châu Đại Dương (1,7%).

Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ đạt gần 4,9 tỷ USD (chiếm 27,3% thị phần), trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.

Thứ hai là thị trường Trung Quốc với hơn 3,2 tỷ USD (chiếm 18,1% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao-su chiếm 22,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Thứ ba là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 7,1%). 

Thứ tư là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 822 triệu USD (chiếm 4,6%). 

Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường. Chuẩn bị tổ chức đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc. Tập trung đàm phán, hoàn thiện các thủ tục để thúc đẩy xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc; bưởi, chanh ta sang Newzealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; mật ong sang EU. Tiến hành khảo sát vùng trồng bưởi, nhà máy chiếu xạ để tiến tới xuất khẩu bưởi sang Mỹ; đề xuất mở cửa thị trường sản phẩm nông sản đối với các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/duy-tri-da-tang-truong-nong-lam-thuy-san-695765/

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.