10 tháng: Cấp phép mới 1.050 dự án FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng qua, đã  có 1.050 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,1 tỷ USD, bằng 100% số dự án và tăng 79% về số vốn cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh đó, có 393 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung trong năm 2013 với 6,1 tỷ USD.

Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 19,2 tỷ USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo ý kiến một số chuyên gia, với mục tiêu đề ra cho vốn thực hiện là 12 tỉ USD thì năm nay có khả năng đạt vượt chi tiêu.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 tháng năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 14,9 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ USD, chiếm 10,6%; các ngành còn lại đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 11,8%.

Trong 10 tháng, cả nước có 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với hơn 3,389 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng vốn đăng ký cấp mới cả nước; tiếp đến là Bình Thuận, hơn 2,029 tỷ USD, chiếm 15,5%; Hải Phòng, hơn 1,841 tỷ USD, chiếm 14,1%; Bình Định hơn 1,009 tỷ USD, chiếm 7,7%; thành phố Hồ Chí Minh 844,2 triệu USD, chiếm 6,5%; Hải Dương 613,3 triệu USD, chiếm 4,7%; Bình Dương 521,1 triệu USD, chiếm 4%...

Trong số 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới vào Việt Nam mười tháng qua, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3,586 tỷ USD, chiếm 27,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 2,721 tỷ USD, chiếm 20,8%; Trung Quốc 2,245 tỷ USD, chiếm 17,2%; Nhật Bản 1,152 tỷ USD, chiếm 8,8%; Liên bang Nga 1,018 tỷ USD, chiếm 7,8%...

Cuối tháng 8, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều quan trọng là các Bộ, ngành, địa phương phải triển khai những đầu việc cụ thể đã được nêu trong Nghị quyết 103 của Chính phủ để nhanh chóng tạo chuyển biến rõ rệt về môi trường đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động của các dự án FDI.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó,...

Không chủ quan với lạm phát

Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước ta tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Những con số này cho thấy diễn biến lạm phát vẫn cơ bản ổn định và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều dự báo cũng cho thấy, giá...

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu...