ASEAN+3 kỳ vọng kinh tế phục hồi nhanh nhờ vaccine ngừa COVID-19

Các nền kinh tế châu Á, vốn chịu tác động mạnh do đại dịch COVID-19, dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay nhờ việc triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19, song khu vực sẽ đối mặt với những rủi ro do chênh lệch về tốc độ tiêm chủng giữa các nước và sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Đây là nội dung trong tuyên bố chung được đưa ra ngày 3/5 sau hội nghị trực tuyến các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng 3 đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (ASEAN+3).

Theo tuyên bố chung, các bộ trưởng và thống đốc nhất trí rằng các chiến dịch tiêm chủng vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế khu vực. Hội nghị kêu gọi các nước cần thận trọng trước việc tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều sau tác động của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, đồng thời “cam kết sử dụng mọi công cụ chính sách sẵn có để bảo đảm phục hồi toàn diện và bền vững cũng như duy trì ổn định tài chính”.

Nhấn mạnh cam kết về hệ thống thương mại và đầu tư đa phương rộng mở và dựa trên luật lệ, các bộ trưởng và thống đốc cũng hoan nghênh việc 13 nước châu Á cùng với Australia và New Zealand ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020. Cũng theo tuyên bố chung, cuộc họp vào năm tới sẽ được tổ chức tại thủ đô Colombo, Sri Lanka.

Cuộc họp trên diễn ra bên lề hội nghị thường niên 3 ngày của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sự kiện cũng được tổ chức dưới hình thức trực tuyến từ ngày 3/5. 

Tại hội thảo trực tuyến hồi tháng 9/2020, ASEAN+3 đã quyết định áp dụng linh hoạt cơ chế Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai, có hiệu lực từ năm 2010 nhằm giải quyết các vấn đề về tính thanh khoản ngắn hạn và cán cân thanh toán trong khu vực khi xảy ra khủng hoảng. Cơ chế này xuất phát từ Sáng kiến Chiang Mai, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đầu tiên trong khu vực được 13 quốc gia châu Á khởi động tháng 5/2000 nhằm tránh tái diễn cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.

Tại cuộc gặp thường niên lần này, ADB mong muốn khởi động Trung tâm Thuế quan châu Á - Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác về chính sách và quản lý thuế, qua đó hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nước đang phát triển trong khu vực. Sáng kiến này được kỳ vọng sẽ thiết lập nền tảng toàn diện cho đối thoại chính sách giữa 68 thành viên ADB và các thể chế quốc tế như Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Trước đó, cùng ngày, các bộ trưởng tài chính Trung - Nhật - Hàn đã tổ chức hội thảo trực tuyến riêng./.

http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/ASEAN3-ky-vong-kinh-te-phuc-hoi-nhanh-nho-vaccine-ngua-COVID19/429990.vgp 

 

(theo baodientu.chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Vị thế và hình ảnh Việt Nam qua diễn đàn Tương lai ASEAN

Sau một ngày thảo luận, trao đổi sôi nổi, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vừa chính thức khép lại, đánh dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trên hành trình khẳng định tiếng nói và uy tín của mình trên trường quốc tế.

Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm

Hôm 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm". Việc Việt Nam đề xuất sáng kiến và lần đầu tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh...

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn thể thứ hai với chủ đề "Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm".

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Lễ khởi động là một trong những hoạt động trọng điểm triển khai quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 (Jakarta, tháng 9/2023) nhằm đẩy mạnh giao lưu nhân dân, làm sâu sắc giao lưu văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Thủ tướng truyền tải thông điệp quan trọng về 'Bài học từ ASEAN' tại WEF Davos

Chiều 17/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận "Bài học từ ASEAN" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30/12/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.