Hợp long cầu dài nhất trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chiều 27/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dự lễ hợp long cầu Sông Lô, một trong hai cây cầu dài nhất trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Cầu Sông Lô thuộc gói thầu A2 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do nhà thầu Posco thi công. Cầu được khởi công từ tháng 1/2010, đây là ranh giới giữa hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Theo chủ đầu tư Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cầu Sông Lô có chiều dài hơn 833m, cùng với cầu Sông Hồng là một trong hai cầu có quy mô lớn và dài nhất của tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Cầu chính được xây dựng theo công nghệ dầm hộp bê tông cốt thép liên tục đúc hẫng với 3 nhịp chính 110m và 2 nhịp biên 78,5m. Chiều rộng mặt cầu là hơn 16m.

 

Lễ hợp Long cầu Sông Lô chiều 27/12.

Theo nhà thầu chính Posco, trong quá trình triển khai thi công cầu Sông Lô, các nhà thầu đã gặp phải không ít khó khăn. Nhất là ở trụ số 7, ban đầu khi thiết kế, trụ cầu này còn nằm ở trên bờ, tuy nhiên khi triển khai thi công đã bị tụt xuống dưới sông.

Bên cạnh đó, điều kiện thi công của cầu chủ yếu trên sông lớn rất phức tạp, quá trình khoan cọc gặp nhiều trở ngại do vướng đá ngầm.

Phát biểu tại lễ hợp long, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đánh giá cao các đơn vị triển khai dự án, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động trên công trường đã không quản ngày đêm, thời tiết để thi công công trình đảm bảo tiến độ.

Bộ trưởng Thăng cũng bày tỏ sự cảm ơn đối với sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền và nhân dân các địa phương trong việc hỗ trợ GPMB và thi công tuyến đường.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành giao thông cũng cho biết: Do thời gian còn lại của dự án rất ngắn, chỉ còn khoảng 1 năm, chính vì vậy, các địa phương cần tiếp tục có sự hỗ trợ hơn nữa cho dự án để bàn giao dứt điểm số mặt bằng còn vướng mắc, đồng thời các đơn vị triển khai dự án phải có sự nỗ lực, tập trung cao nhất để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc hành lang giao thông Côn Minh – Hải Phòng là dự án nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đi qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội./.

(theo vietnamnet)

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.