Năm học 2021-2022, UBND cấp tỉnh quyết định việc chọn sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 11/10/2020 và thay thế Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT.
 

 

Ảnh minh họa

Điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT là quy định: Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (Hội đồng) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.

Còn theo quy định hiện hành tại Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT thì hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập. Như vậy, từ năm học 2021-2022, việc lựa chọn sách giáo khoa sẽ do UBND cấp tỉnh thực hiện.

Mỗi môn học của một cấp học thành lập một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.

Người đã tham gia biên soạn, chỉ đạo biên soạn, thẩm định, xuất bản, in sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt không được tham gia Hội đồng. 

Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT nêu rõ quy trình lựa chọn sách giáo khoa được triển khai theo bốn bước: 1. Cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa; 2. Phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp, báo cáo sở giáo dục và đào tạo danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp; 3. Sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, chuyển cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa; 4. Hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.

Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 số phiếu đồng ý lựa chọn. 

UBND cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; chỉ đạo sở giáo dục và đào tạo thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ thông chậm nhất 5 tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới. 

Thông tư 25 có hiệu lực từ ngày 11/10/2020.

Theo baochinhphu.vn (http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Nam-hoc-20212022-UBND-cap-tinh-quyet-dinh-viec-chon-sach-giao-khoa/405768.vgp)

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.