Độc đáo lễ “Đại pang” của đồng bào Tày Văn Bàn

“Đại pang” là một buổi lễ lớn được tổ chức cho thầy Then, thầy “Mất” đã làm việc lâu năm để nâng thêm vị thế, cấp bậc. “Đại pang” ví như Lễ cấp sắc của người Tày. Giữa tháng 4 Âm lịch, chúng tôi có dịp đến thôn Lập Thành, xã Làng Giàng (Văn Bàn) để tham dự lễ “Đại Pang” của bà Hoàng Thị Lả, năm nay đã hơn 70 tuổi.
Ngôi nhà sàn của người Tày là không gian độc đáo, rộng rãi để tổ chức Đại pang. Bà con, hàng xóm cùng quây quần để lắng nghe thầy hát.
Bà con cùng hỗ trợ, giúp đỡ gia đình chuẩn bị mâm cỗ và các linh vật, đồ dùng dâng trong ngày lễ.
“Bóc va” được tổng hợp từ nhiều loại lá cây và treo thành một gian. Trong nghi lễ đây là cỏ để nuôi ngựa, nuôi rồng gửi cho các Quan các Tào.
Những quả trứng được sơn màu dùng để trang trí trong đại lễ.
Thứ quan trọng trong đại lễ là cỗ hoa. Cỗ hoa được đặt ngay gian giữa nhà, được trang trí từ măng, rau, củ mài, củ từ, trứng…
Rót rượu  để mời các Quan, các Tào xuống chứng giám.
Đầu tiên, các thầy sẽ múa quanh cỗ hoa để “tỏn tang”, tức là phát đường cho Quan Tào ở Mường Trời xuống chứng giám đại lễ.
Đội nhạc hỗ trợ trong đại lễ.
Bà Hoàng Thị Lả hát mời quan. Các thầy sẽ hát, múa như vậy trong thời gian 3 ngày 2 đêm cho đến khi đón được quan xuống chứng giám và nâng cấp sắc cho bà.
Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/van-hoa-van-nghe/doc-dao-le-dai-pang-cua-dong-bao-tay-van-ban-z8n20200607161116455.htm)

Tin Liên Quan

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.