Tết là ấm áp, tết là đoàn viên

Khi hàng cây trải qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, ủ mầm xanh trong lớp giá sương chờ nắng lên mà bật cánh. Khi cuốn lịch nhà nhà dần vơi ngày cũ, ông trút tiếng thở khẽ, vậy là một năm đã qua. Khi đàn chim báo xuân ríu rít gọi nhau về chái nhà xưa để đơm mùa xây tổ ấm. Đó là lúc nàng xuân đã đến với thế gian, phủ lên vạn vật, cảnh sắc màu nhựa sống, báo hiệu năm mới đang về.

 

Ảnh minh họa.

Ngày nối ngày, tháng lại tháng, cuộc sống xoay vòng, dòng người xuôi ngược, nhiều người thở than chưa kịp làm những việc đặt ra mà năm đã qua, tết về đến nhà chẳng hiểu sao chỉ thấy mệt. Đấy là những lúc lòng người thấm gió sương, lo lắng vì cuộc sống cơm áo, gạo tiền mới buông lời khẽ trách. Còn những lúc tĩnh lòng, nhớ về khoảng trời xưa cũ với cái tết giản đơn, hay chỉ đơn giản là đặt mình vào câu chuyện của những người con xa quê, mới hiểu sao câu nói vui như tết.

Ấy là nụ cười trẻ thơ, chạy tung tăng trong sân nhà trong bộ đồ mẹ sắm, cha mua.

Ấy là nghe tiếng xe dừng trước ngõ, ông buông chén trà, tất tả chạy ra. Niềm vui phủ che đi tiếng thở dài giấu suốt bao ngày qua, trằn trọc “sao mãi chưa thấy con về quê ăn tết?”

Ấy là cành đào anh mua chốn rẻo cao công tác, chằng buộc kỹ càng để về bày biện trong nhà cho thêm phần ấm áp.

Ấy là tấm bánh thảo thơm chị gói trong bao khéo léo, đong đầy để kính dâng lên bàn thờ gia tiên.

Tết là để vui, thứ niềm vui nhỏ nhoi mà bao người kiếm tìm giữa vòng xoáy hối hả của cuộc đời, để biết mùa yêu thương cũng là mùa tết. 

Ảnh minh họa.

*     *     *

Năm mới đã cận kề, tờ lịch 29 tháng Chạp dần đi về phía ngày cũ như tiếng gọi nhói lòng, cựa quậy trong lồng ngực: Tết rồi, về thôi!

Về với ngõ nhỏ của làng quê, về với khói bếp mẹ ngóng chờ đỏ lửa. 

Về với mái nhà chở che sương gió, vỗ về ta suốt dọc đời người.

Về để mẹ, để cha thôi những ngóng trông, mỏi mòn đợi con, chờ cháu trong từng trang lịch đếm ngày về tết.

Về để nghe tiếng cười rúc rích trong đêm trông nồi bánh tết, hỏi han nhau những lời giản dị, đơn sơ mà thổn thức, ấm lòng.

Về để nghe tiếng con thơ gọi mẹ, gọi cha, để nhìn dáng hình người thương vương màu lam lũ.

Về để thấy chẳng nơi đâu yên an, ấm áp bằng nhà.

*     *     *

Suốt dọc đời người, ngấm sương, tắm nắng, vất vả, gian truân phủ bạc tóc, mòn vai, nhưng tết đến xuân về lại thu vén để trở về tổ ấm. 

Tết chẳng đi đâu xa, tết là về với mẹ cha, tết là để về nhà, nhìn nhau nhiều thêm một chút.

Ngoài kia mưa xuân gieo rắc để nhắc mầm sống nảy mầm, còn tết nhắc người ta biết nhớ về quê cha đất mẹ, biết trân trọng tình thân. 

Cây đào cha trồng góc vườn đã bung hoa, trái bưởi mẹ chăm nơi cầu ao đang chờ tay hái. Còn chờ gì nữa những người con nơi xa, mau mau nhịp chân để trở về nhà để tất cả những vòng xoay hối hả của 365 ngày trong năm được biến tan, gói gọn trong mong ước kịp chuyến xe để về sum vầy, quây quần bên mâm cơm gia đình chiều 30 tết.

Tất cả những thở than, háo hức của cả năm cũng chỉ để giúp ta thêm hiểu, tết là ấm áp, tết là đoàn viên.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...