Nhận diện cơ hội kinh doanh trong bối cảnh CPTPP và EVFTA

Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị chuyên đề Hội nhập quốc tế, chủ đề “Giới thiệu và nhận diện cơ hội kinh doanh, đầu tư trong bối cảnh CPTPP và EVFTA”, diễn ra tại Cà Mau vào sáng 19-12. Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh Cà Mau và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức hội nghị trên.

Hội nghị chuyên đề Hội nhập quốc tế tại Cà Mau sáng 19-12

 

Bên cạnh việc cung cấp thông tin liên quan về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tại hội nghị, các diễn giả còn chỉ ra những khó khăn của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước ở Cà Mau so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cũng như các khu vực khác trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất khẩu, cũng như gợi mở một số hoạch định mang tính chiến lược thời gian tới trong bối cảnh Việt Nam là thành viên tham gia hai hiệp định nêu trên.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên. Đối với Việt Nam, hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 14-1-2019. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng là hiệp định quan trọng, bởi mức độ lan tỏa và sâu rộng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đây là hai trong số 15 hiệp định lớn mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Hai hiệp định nêu trên không chỉ ảnh hưởng trong vấn đề thương mại mà còn liên quan đến công tác quản lý nhà nước, cụ thể là mua sắm tài sản công, hoạt động chống hàng giả, hàng nhái…

Tại Cà Mau, hai hiệp định trên không chỉ mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các ngành hàng thế mạnh của tỉnh là Nông-Lâm-Thủy sản được hưởng ưu đãi lớn khi xuất khẩu, mà đó cũng là thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp trong vấn đề thương mại một khi có cạnh tranh và tranh chấp xảy ra. Do đó, việc nắm bắt kịp thời và cung cấp thông tin liên quan đến hai hiệp định nêu trên sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp tại địa phương trong việc hoạch định và thực hiện các cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế-xã hội phù hợp hơn trong tiến trình hội nhập quốc tế.

https://nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/42634502-nhan-dien-co-hoi-kinh-doanh-trong-boi-canh-cptpp-va-evfta.html

theo Nhân dân điện tử

Tin Liên Quan

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP

Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027.

Vương quốc Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập CPTPP

Sáng nay (16/7), tại Auckland, New Zealand, Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Anh Kemi Badenoch đã chính thức ký thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Quốc gia thứ 9 phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Ngày 5/10, Chính phủ Malaysia thông báo đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và trở thành quốc gia thứ 9 phê chuẩn Hiệp định này.

Triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025

Nhằm cụ thể hóa và tổ chức triển khai những nhiệm vụ chủ yếu đề ra trong Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; ngày 03/12/2021, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số...

Xuất siêu sang thị trường CPTPP

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường các quốc gia thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh

Việt Nam, với tư cách là nước thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sẵn sàng chia sẻ thông tin, cũng như kinh nghiệm tham gia CPTPP nếu phía Anh quan tâm.