Việt Nam vào top 20 nền kinh tế đóng góp tăng trưởng toàn cầu

Số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, Việt Nam dự kiến sẽ nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay.


Việt Nam có tên trong danh sách 20 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. (Ảnh: Shutterstock)

Hãng tin Bloomberg mới đây đã phân tích số liệu từ IMF để đưa ra thống kê về 20 nền kinh tế được dự báo sẽ đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Trong danh sách này có tên Việt Nam, trong đó mức đóng góp của Việt Nam tương đương với các nền kinh tế Malaysia, Thái Lan và Canada.

Được điều chỉnh theo sức mua tương đương, dữ liệu của IMF cho thấy, nhóm 20 quốc gia này sẽ đóng góp lên tới 85,8% tăng trưởng GDP toàn cầu cho năm nay. Trung Quốc hiện đứng thứ nhất với mức đóng góp 32,7%, xếp thứ hai là Mỹ với tỷ lệ đóng góp 13,8%, theo sau lần lượt là Ấn Độ (13,5%), Indonesia (3,9%), Nhật Bản (2,4%), Nga (2%)…


20 nền kinh tế đóng góp cho tăng trưởng toàn cầu năm 2019. (Nguồn: Bloomberg phân tích dữ liệu từ IMF)

Tuy nhiên, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới năm 2019 vừa được công bố cách đây một tuần, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống chỉ còn 3% cho năm 2019, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ. Theo IMF, tăng trưởng toàn cầu chậm lại dự kiến sẽ ảnh hưởng tới 90% nền kinh tế trên toàn thế giới.

Số liệu của IMF cũng cho thấy, kinh tế toàn cầu vốn đang chứng kiến những căng thẳng cản trở thương mại quốc tế kèm bất ổn gia tăng sẽ tăng trưởng chậm lại trong nửa thập kỷ tới, thể hiện ở sự giảm tốc của một loạt các nền kinh tế chủ chốt.

Đáng chú ý, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt mặt Mỹ để vươn lên số hai trong danh sách đóng góp cho động lực tăng trưởng toàn cầu trong năm năm tới, với tỷ lệ đóng góp dự kiến tăng từ 13,5% lên 15,5%, đẩy nền kinh tế xứ Cờ hoa xuống thứ ba, giảm từ 13,8% xuống còn 9,2% vào năm 2024.

Indonesia vẫn duy trì vị trí thứ tư, với mức đóng góp tăng trưởng 3,7% vào năm 2024, giảm nhẹ so với 3,9% vào năm 2019. Còn đối với Anh, bối cảnh Brexit dự báo sẽ khiến nền kinh tế này tụt hạng từ vị trí thứ chín năm nay xuống thứ 13 năm năm tới.

Mức đóng góp tăng trưởng GDP thế giới của Nga dự kiến sẽ giữ nguyên ở mức 2% sau năm năm nữa, nhưng nước này có thể sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nước đóng góp tăng trưởng lớn thứ năm, còn nền kinh tế xứ Mặt trời mọc sẽ rơi xuống vị trí thứ chín vào năm 2024.

Ngoài ra, IMF cũng dự báo, một số gương mặt mới sẽ có tên trong danh sách 20 nền kinh tế hàng đầu có đóng góp tích cực vào tăng trưởng toàn cầu trong năm năm tới, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Pakistan và A-rập Xê-út.

 

http://aseanvietnam.vn/Default.aspx?page=NewsDetail&NewsId=168763

theo Cổng Thông tin Asean Việt Nam

Tin Liên Quan

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế'

Tối 23/4, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.

Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới

Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng

Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.

Thủ tướng: 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài là "điểm tựa" cho kiều bào

Các hội đoàn Người Việt Nam ở nước ngoàicó vai trò quan trọng, là "điểm tựa", là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong vận động, hỗ trợ kiều bào.