Kẹo kéo ngày xưa

Đầu năm, lạc giữa dòng người du xuân Đền Thượng, tôi lại bị níu chân bởi hình ảnh chiếc thúng nhỏ bán kẹo kéo của người bán hàng rong. Món quà quê một thời đã trở thành kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều người.
Mặc dù ngày nay, nhiều bánh kẹo đủ loại, nhưng sâu thẳm trong ký ức, nhiều người vẫn muốn được thưởng thức hương vị của chiếc kẹo kéo ngày xưa. Cô Giảo, người bán kẹo kéo rong cho biết, cô bán kẹo kéo đã được 20 năm rồi. Nghề này được truyền từ bà ngoại, rồi đến mẹ cô và giờ cô là đời thứ 3 tiếp nối nghề của gia đình mình.

 
Cô chia sẻ, để nấu được một nồi kẹo kéo ngon phải rất kỳ công. Vốn liếng thì chỉ tốn khoảng 200-300 ngàn thôi, nhưng công sức bỏ ra thì phải mất cả tuần kể từ khi ngâm ủ thóc. Kẹo được nấu từ đường nha với mầm thóc ủ lên men với xôi nếp phơi khô và nhiều công đoạn khác. Khi nấu quấy đều tay với lửa vừa tầm 30 phút là được.

 
Nồi kẹo vừa nấu xong để nguội nhìn trong veo, sánh mịn. Kẹo kéo nên càng kéo càng dẻo và càng trắng. Vị ngọt thanh mát của đường nha và mầm lúa, vị bùi của dừa, thơm của vừng rang và vị giòn tan của bánh quế đã in đậm trong ký ức tuổi thơ tôi. Ngày ấy, một đôi dép nhựa hỏng cũng đổi được chiếc kẹo kéo. Thế nên, trẻ con chỉ cần nghe thấy tiếng rao ngoài ngõ: “Ai nhôm đồng, dép hỏng đổi kẹo kéo không?” là đã xôn xao khắp xóm. Vị kẹo kéo ngày xưa thì ngày nay vẫn thế. Chỉ có điều, ngày nay kẹo được biến tấu thêm với dừa sợi, vừng rang và bánh quế kẹp nhưng ăn cũng rất ngon miệng.

 
Giá mỗi chiếc kẹo cũng chỉ từ 5.000- 10.000 tùy khách lựa chọn. Mỗi ngày, cô Giảo bán được 2 nồi kẹo kéo, vị chi là 8kg kẹo. Trừ các chi phí, trung bình mỗi ngày vào dịp lễ hội như thế này cũng lãi được 700-800 ngàn đồng.

 
Chỉ ngồi trò chuyện cùng cô một lúc mà tôi thấy khách đã quây kín chỗ. Cả khách người lớn lẫn trẻ nhỏ. Người lớn muốn tìm lại hương vị của tuổi thơ xưa. Trẻ con cũng thích thú và lạ miệng với món quà quê nơi chốn thị thành./.
Thu Hiền

Tin Liên Quan

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.