Giáo dục là một lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa Việt Nam và Đan Mạch

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh điều này trong buổi tiếp Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch Christine Antorini, chiều 4/3, tại trụ sở Chính phủ.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch Christine Antorini, chiều 4/3.

 

Phó Thủ tướng cho rằng quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Đan Mạch (thiết lập từ tháng 9/2013) tiếp tục phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển và giáo dục, đào tạo.

Không chỉ là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu tại Bắc Âu, Chính phủ Đan Mạch đã chọn Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia để triển khai chiến lược tăng trưởng với mục tiêu khuyến khích các DN nước này mở rộng kinh doanh, đầu tư.

Với sự quan tâm, ủng hộ của hai Chính phủ và trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sắp được ký kết và việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong năm 2015, DN hai nước sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn nữa để tăng cường hợp tác, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 1 tỷ USD vào năm 2016 (năm 2014 đạt xấp xỉ 494 triệu USD).

Đánh giá cao những hỗ trợ của Đan Mạch trong các hoạt động cải cách hành chính, tư pháp, môi trường và đặc biệt là biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng đề nghị Chính phủ Đan Mạch duy trì cung cấp ODA cho Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên: Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu và ứng phó biến đổi khí hậu, năng lực thể chế, nghiên cứu các phương thức hợp tác mới phù hợp với điều kiện Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Việt Nam đang triển khai đổi mới nền giáo dục theo hướng phát triển, hiện đại và có tầm nhìn, do đó, rất mong muốn học hỏi kinh nghiệm của quốc gia có nền giáo dục ưu việt như Đan Mạch.

Cụ thể, hai bên cần tích cực thúc đẩy thành lập Nhóm công tác chung về giáo dục giữa hai nước;  Đan Mạch tiếp tục cung cấp học bổng cho học sinh và sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu; thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục giữa hai nước tăng cường liên kết đào tạo, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của Đan Mạch: Khoa học-công nghệ, kinh tế biển, dầu khí, năng lượng tái tạo.v.v

Cảm ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Christine Antorini khẳng định Thỏa thuận Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Đan Mạch coi giáo dục là một lĩnh vực ưu tiên quan trọng, đồng thời nhấn mạnh tham vọng hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực giáo dục.

Vì vậy, trong đoàn của Bộ Giáo dục Đan Mạch đến Việt Nam lần này còn có đại diện của gần 20 cơ sở giáo dục Đan Mạch nhằm tìm kiếm, chuẩn bị cho những hợp tác mạnh mẽ và cụ thể hơn nữa về giáo dục không chỉ tại các các cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH mà cả tại các diễn đàn về giáo dục tổ chức ở Hà Nội và TPHCM.v.v

* Từ ngày 4-6/3, nhận lời mời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đan Mạch – bà Christine Antorini và đoàn công tác giáo dục Đan Mạch thăm và làm việc tại Việt Nam.


Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đan Mạch Christine Antorini thăm trường Đinh Tiên Hoàng

 

Mục đích chính của đoàn đại biểu Đan Mạch là tăng cường thúc đẩy hợp tác giáo dục-đào tạo Việt Nam – Đan Mạch một cách toàn diện trong thời gian tới.

Diễn đàn Giáo dục Việt Nam - Đan Mạch (tổ chức tại Hà Nội vào chiều 4/3) là điểm nhấn quan trọng nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam – Đan Mạch lên một tầm cao mới. Sự kiện một lần nữa thu hút được sự chú ý và quan tâm của những nhà quản lý giáo dục Việt Nam, các cơ sở đào tạo và các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp Đan Mạch mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho hay “Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam mong muốn Chính phủ Đan Mạch tiếp tục hỗ trợ và mở rộng các dự án hỗ trợ giáo dục mỹ thuật ở cấp tiểu học và phát triển lên ở cấp THCS và THPT; đồng thời, các chuyên gia giáo dục Đan Mạch sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia giáo dục Việt Nam xây dựng chương trình các môn học trong đó có môn Mỹ thuật”.

Về chiến lược dài hạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong các chuyên gia giáo dục của Đan Mạch - đặc biệt là các chuyên gia trong chương trình phát triển giáo dục phổ thông - giúp đỡ, phối hợp với các chuyên gia giáo dục Việt Nam xây dựng việc nghiên cứu, phát triển chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015 đến năm 2030. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định rất quan tâm tới việc phát triển hợp tác giáo dục với Đan Mạch và mong muốn cùng các đối tác Đan Mạch trao đổi để có thể phát triển hợp tác.

Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch, bà Christine Antorini cho hay, Thỏa thuận Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Đan Mạch coi giáo dục là một lĩnh vực ưu tiên quan trọng, đồng thời nhấn mạnh tham vọng hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực giáo dục.

“Giáo dục Đan Mạch có truyền thống cũng như vai trò mạnh mẽ trong việc cung cấp các giải pháp giáo dục và học tập độc đáo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sẽ là một sự hợp tác hoàn hảo giữa những thách thức và nhu cầu giáo dục của Việt Nam và thế mạnh độc đáo của Đan Mạch trong lĩnh vực đào tạo nghề, đào tạo kinh doanh bậc trên trung học cơ sở, đào tạo kỹ thuật và các lĩnh vực khác”, bà Christine Antorini nói.

Trước đó, từ năm 2013, nhân chuyến thăm Đan Mạch của Chủ tịch nước Việt Nam tới Đan Mạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục Đan Mạch tổ chức Hội thảo với tiêu đề “Giáo dục và đào tạo nghề của Đan Mạch tại Việt Nam - cơ hội, tiềm năng và thách thức”.
Thông qua chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đan Mạch và với Hội thảo này, đối tác Đan Mạch có thêm cơ hội để hiểu về giáo dục Việt Nam và thúc đẩy hợp tác với các đối tác phía Việt Nam. Việt Nam và Đan Mạch sẽ tiếp tục cụ thể hóa các chương trình, hoạt động hợp tác giáo dục trong khuôn khổ Biên bản hợp tác giáo dục và đào tạo nghề được ký kết năm 2013.

 

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Kiến tạo các động lực tăng trưởng mới

Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đi lên từ đáy tăng trưởng, song khó khăn, thách thức trước mắt vẫn còn rất nhiều, rất khó tạo được chuyển biến trong ngắn hạn.

Đánh giá cao vai trò, vị thế và tiếng nói tích cực của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78, kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ và thăm chính thức CHLB Brazil. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời...

Vun đắp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng bền chặt

Sau gần 10 năm nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm mốc son 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2023) với sự tin cậy và tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước. Sự tương đồng và gần gũi trong văn hóa đã góp...

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ mới ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu của Chiến lược là phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với công tác giáo dục dân tộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,...

Xuất khẩu rau quả trên đà xác lập kỷ lục

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm 2022, vượt qua con số 3,36 tỷ USD của cả năm 2022. Với nhiều lợi thế hiện có, ngành hàng rau quả đang dần tiến đến mục tiêu kỷ lục 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.