“Cách mạng Tháng Tám” của thời kỳ đổi mới đất nước

Một dân tộc đã tự giải phóng mình, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám “long trời, lở đất” không có lẽ gì không làm nên “Cách mạng Tháng Tám của thời kỳ đổi mới”.

Đã 69 năm trôi qua nhưng hào khí của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn luôn vang vọng trong lòng dân tộc Việt Nam và bạn bè Quốc tế. Bởi lẽ, Cách mạng Tháng Tám không chỉ làm nên một lịch sử chói lọi mà còn là cuộc cách mạng “long trời, lở đất” lật đổ chế độ thực dân, đế quốc gần trăm năm; xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, thiết lập nền dân chủ cộng hòa, đưa nước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Những ai đã từng là thân phận nô lệ rên xiết dưới ách thống trị của đế quốc, thực dân và chế độ phong kiến, đã từng chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, lầm than, đói khổ, của nỗi nhục mất nước thì mới thấm hết những giá trị cao quý của độc lập và tự do; cũng như mới đánh giá được thành quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cách mạng Tháng Tám là sự kết tinh, thừa hưởng những giá trị về tư tưởng và thực tiễn của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới được vận dụng và thể hiện một cách sinh động, linh hoạt vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Tinh thần, hào khí và những thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám luôn là sức mạnh, là động lực to lớn cổ vũ toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, dựng xây đất nước.

Đất nước ta đã trải qua 39 năm độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và gần 30 năm của sự nghiệp đổi mới. Tự hào với lịch sử hào hùng của dân tộc, chúng ta càng phải quyết tâm xây dựng ý chí, sức mạnh, trí tuệ cũng như nội lực để làm nên cuộc “Cách mạng Tháng Tám của thời kỳ đổi mới” đưa đất nước bước vào kỷ nguyên công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ phát triển nhanh, mạnh, vững chắc.

Câu hỏi đặt ra là: Đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, những giá trị truyền thống đã và đang được phát huy, các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhưng nước ta vẫn còn nghèo, vẫn thua kém nhiều mặt so với những nước có hoàn cảnh lịch sử gần giống chúng ta?

Ở một góc độ nào đó, nước ta có những lợi thế vượt trội so với một số nước. Ví như ưu thế về địa chính trị, địa kinh tế; rồi thế mạnh của rừng, biển và khoáng sản; đặc biệt chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào, lao động cần cù, sáng tạo và đang ở thời điểm “dân số vàng”… Những tiềm lực đó chính là sức mạnh vô cùng quan trọng để có thể làm nên “cuộc cách mạng” cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Mỗi một nhiệm kỳ Đại hội Đảng hay mỗi một kỳ họp Trung ương, họp Quốc hội, nhân dân cả nước đều dõi theo, mong mỏi và kỳ vọng. Nghị quyết ra đúng rồi nhưng chuyển biến thì chậm, có chỗ, có nơi còn ì ạch, thậm chí nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng… Vậy thì cần phải “cách mạng” ở khâu nào, phải chăng mũi nhọn “đột phá” hiện nay là ở khâu tổ chức thực hiện?, đặc biệt là ở cấp vĩ mô khi đưa ra các chính sách và giải pháp sao cho sát với thực tiễn cuộc sống và ở cấp vi mô, tức là ở các đơn vị cơ sở và ở xã, phường cần có đội ngũ cán bộ và điều kiện làm việc đủ mạnh để hàng ngày có thể trực tiếp giải quyết mọi vấn đề của xã hội và của người dân ở đó.

Nhìn lại những mốc lịch sử trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo để tổ chức thực hiện thành công những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, vì vậy đã làm nên những dấu son của lịch sử đất nước mà điển hình là “cách mạng Tháng Tám”. Thực tiễn cho thấy, khi đã có đường lối đúng thì phương châm hành động là: nghị quyết 1, quyết tâm phải 10 và tổ chức thực hiện phải 20 thì mới đem lại kết quả thắng lợi vẻ vang. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước phương châm hành động đó vẫn hoàn toàn không cũ; một số bộ, ngành, địa phương đang tích cực, quyết liệt trong khâu tổ chức thực hiện đã đem lại những kết quả rõ rệt.

Vâng, một dân tộc đã tự giải phóng mình khỏi ách thống trị đế quốc, thực dân đưa đất nước từ thuộc địa – phong kiến trở thành nước độc lập, tự do, dân chủ; một dân tộc đã làm nên cuộc cách mạng Tháng Tám “long trời, lở đất” không có lẽ gì không làm nên “Cách mạng Tháng Tám của thời kỳ đổi mới”. Đó chính là tâm nguyện của nhân dân, của dân tộc Việt Nam mong muốn xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, hạnh phúc. Đó cũng chính là hào khí của cách mạng Tháng Tám-1945 vang mãi âm hưởng đến bây giờ./.

(theo VOV)

Tin Liên Quan

Kiến tạo các động lực tăng trưởng mới

Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đi lên từ đáy tăng trưởng, song khó khăn, thách thức trước mắt vẫn còn rất nhiều, rất khó tạo được chuyển biến trong ngắn hạn.

Đánh giá cao vai trò, vị thế và tiếng nói tích cực của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78, kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ và thăm chính thức CHLB Brazil. Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời...

Vun đắp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng bền chặt

Sau gần 10 năm nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm mốc son 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2023) với sự tin cậy và tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước. Sự tương đồng và gần gũi trong văn hóa đã góp...

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ mới ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu của Chiến lược là phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với công tác giáo dục dân tộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,...

Xuất khẩu rau quả trên đà xác lập kỷ lục

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm 2022, vượt qua con số 3,36 tỷ USD của cả năm 2022. Với nhiều lợi thế hiện có, ngành hàng rau quả đang dần tiến đến mục tiêu kỷ lục 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.