Xôi bảy sắc xứ Mường Khương

Ngoài màu sắc đẹp mắt, món xôi còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, được đồng bào người Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai) hết sức giữ gìn và trân trọng.
 
Tới các phiên chợ Lào Cai, bạn dễ dàng bắt gặp những thúng xôi bảy màu dẻo thơm, đậm đà hương vùng cao. Xôi ngũ sắc, xôi bảy sắc là nét văn hóa của nhiều dân tộc Tây Bắc.
 

Người Nùng Dín xứ Mường Khương còn có truyền thuyết về 7 màu xôi của mình. Câu chuyện gắn với lịch sử gìn giữ quê hương thuở xa xưa. Mỗi màu xôi là màu của một tháng của cuộc chiến 7 tháng tại mảnh đất này những ngày tháng cũ. Màu xanh lá gừng là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm tượng trưng cho máu những người anh hùng đã hi sinh, màu vàng của đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín.
 

Đặc biệt hơn, sắc bảy màu của xôi không được tạo bởi bất cứ loại hóa chất hay phẩm màu nào, tất cả chỉ từ bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và hiểu biết về các loại hoa và lá cây của người phụ nữ Nùng Dín mà thành. Xôi vàng là hoa cây hoa vàng phơi khô luộc với chút muối rồi đem ngâm gạo. Xôi đỏ tươi dùng lá xôi đũa luộc kỹ. Xôi tím là lá xôi đũa giã cùng tro bếp. Xôi xanh nước biển lấy màu từ tro bếp hòa với lá xôi hoa. Xôi xanh lá gừng có phần phức tạp hơn dùng gạo nếp đã ngâm ra màu vàng rồi ngâm lại nước xôi hoa màu xanh nước biển. Xôi màu nâu cũng phức tạp không kém xôi xanh lá gừng. Trước hết phải ngâm gạo màu đỏ tươi sau lại đem ngâm nước lá xôi đũa giã gio. Nhưng xôi đỏ thẫm mới là kì công hơn cả. Loại xôi này phải dùng gạo nếp đã nhuộm đỏ sau đó ngâm với lá xôi hoa với một tỷ lệ ít. Thông thường ngâm nước xôi hoa lần thứ hai. Khi ngâm gạo nếp màu đỏ sẽ giảm màu cờ tạo thành màu đỏ thẫm, không phải màu nâu, cũng không phải màu tím mà là màu đen thẫm.
 

Gạo nấu xôi xũng không phải loại nếp trắng đục hạt tròn như thông thường mà phải dùng nếp nương hạt to, dài. Trước khi nấu, nếp phải ngâm nước khoảng 12 tiếng, ngâm tiếp với lá cây khoảng 3 tiếng rồi đem nấu trong khoảng 2 tiếng, cầu kỳ ngần ấy thì giờ mới có được xôi ngon.

Xôi bảy màu không chỉ có hương vị dẻo thơm của nếp nương mà còn thơm lừng, hăng hăng vị lá rừng, giản dị và đằm thắm. Ai đã từng thưởng thức đều không thể quên hương vị núi rừng ấy. Xôi ngon thường ăn kèm muối vừng đen và thịt gà nướng.

Người Nùng Dín cho rằng ăn xôi bảy màu vào ngày tết sẽ gặp nhiều may mắn. Đây cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày 1/7 âm lịch, ngày tưởng nhớ cuộc chiến tranh 7 tháng của cha ông khi xưa./.
(Theo depplus.vn)

Tin Liên Quan

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.