Phần Lan tiếp tục được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Báo cáo Hạnh phúc thế giới được công bố nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3) đánh dấu lần thứ 6 liên tiếp Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.

Một góc đường Aleksi tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. (Ảnh: Getty Images)

Báo cáo Hạnh phúc thế giới là một ấn phẩm của Mạng lưới Giải pháp Phát triển bền vững (Liên hợp quốc) dựa trên số liệu được thu thập từ người dân tại hơn 150 quốc gia.

Các tiêu chí được đánh giá gồm: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ trung bình, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự rộng lượng và nhận thức về tham nhũng.

Quốc gia Bắc Âu và các nước láng giềng như Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển và Na Uy đều đạt điểm rất cao trong các tiêu chí, bao gồm tuổi thọ khỏe mạnh, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tham nhũng thấp. Cùng với đó là sự rộng lượng trong cộng đồng nơi mọi người chăm sóc cho nhau và tự do đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống.

Trong Nghị quyết 66/281 ngày 12/7/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố chọn ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc. Nghị quyết này được khởi xướng bởi Bhutan, quốc gia đã ghi nhận giá trị của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia từ đầu những năm 1970 và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.

Kể từ năm 2013, Liên hợp quốc đã kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc để công nhận tầm quan trọng của hạnh phúc trong cuộc sống của mọi người dân trên khắp thế giới.

Hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận mục tiêu này và kêu gọi “cách tiếp cận toàn diện, công bằng và cân bằng hơn đối với tăng trưởng kinh tế nhằm thúc đẩy hạnh phúc và phúc lợi của tất cả mọi người”.

Năm 2015, Liên hợp quốc đã đưa ra 17 Mục tiêu Phát triển bền vững nhằm xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và bảo vệ hành tinh của chúng ta - 3 khía cạnh chính dẫn đến hạnh phúc và thịnh vượng.

Liên hợp quốc hoan nghênh người dân ở mọi lứa tuổi, mọi lớp học, doanh nghiệp và chính phủ tham gia kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc.

https://nhandan.vn/phan-lan-tiep-tuc-duoc-danh-gia-la-quoc-gia-hanh-phuc-nhat-the-gioi-post743773.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Giải bài toán già hóa dân số

Già hóa dân số đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược và tác động mạnh đến các lĩnh vực của xã hội. Chìa khóa để giải bài toán dân số hóc búa này là các chính sách thích ứng linh hoạt, tận dụng tốt cơ hội để tạo động lực cho sự phát triển bền vững.

Hòa bình và an ninh cho châu Phi

Diễn đàn quốc tế Dakar về hòa bình và an ninh ở châu Phi lần thứ 9 đã khai mạc tại thị trấn Diamniadio, gần thủ đô Dakar của Senegal. Trong bối cảnh các cuộc xung đột làm suy yếu những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội của châu Phi, diễn đàn là sự kiện quan trọng để các nhà lãnh đạo châu Phi tìm kiếm giải...

COP28 thảo luận nỗ lực hành động vì khí hậu

Các đại biểu gồm lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế cùng giới khoa học, đại diện doanh nghiệp từ khắp nơi tới Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) bắt đầu từ hôm nay (ngày 30/11).

Tạo lá chắn chở che phụ nữ trước bạo lực

Bạo lực đối với phụ nữ dưới mọi hình thức là một vết nhơ đối với nhân loại, là trở ngại đối với hòa bình, an ninh và sự phát triển bền vững. Nhấn mạnh điều này nhân Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11), Giám đốc điều hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao...

Cùng vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển bền vững

Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ.

Thách thức trên tiến trình loại bỏ rác thải nhựa

Các đại diện đến từ 175 quốc gia đang nhóm họp tại Kenya nhằm xây dựng hiệp ước quốc tế đầu tiên về giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán đối mặt nhiều khó khăn do những khác biệt về mục tiêu và tham vọng của các nước.