Châu Á tưng bừng đón Tết Nguyên đán 2023

Tháp Tokyo - biểu tượng tại thủ đô Nhật Bản được thắp sáng một mầu đỏ rực vào đêm giao thừa để chào mừng Tết Nguyên đán 2023. Thời điểm tòa tháp biểu tượng được thắp sáng, hơn 2.000 quả bóng bay cũng được thả lên bầu trời, gửi đi những lời chúc năm mới tới toàn thế giới. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda đã gửi video chúc mừng Tết Nguyên đán tới toàn thể người dân một năm mới mạnh khỏe, hòa bình và thịnh vượng.

Tại Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gửi lời chúc Tết Nguyên đán 2023 tới người dân nước này, qua đó khẳng định trong năm mới chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để tạo ra một "bước nhảy vọt mới" bất chấp triển vọng kinh tế ảm đạm trong nước và trên thế giới. Ông cũng gửi lời cảm ơn tới các binh sĩ, cảnh sát và nhân viên cứu hỏa, những người vẫn tận tụy làm việc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc thường thực hiện các nghi thức tế lễ, chúc phúc, vẽ tranh, treo bùa may mắn.

https://nhandan.vn/chau-a-tung-bung-don-tet-nguyen-dan-2023-post735941.html

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần ở Trung Quốc bắt đầu ngày 21/1 mà không còn bất kỳ hạn chế nào về dịch Covid-19. Ước tính, trong đợt cao điểm du lịch Tết Nguyên đán, người dân Trung Quốc sẽ thực hiện khoảng 2,1 tỷ hành trình nội địa. Từ ngày 6/2 tới, Trung Quốc sẽ nối lại các chương trình du lịch nước ngoài theo nhóm tới 20 quốc gia.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã gửi thông điệp đoàn kết nhân dịp Tết Nguyên đán. Trong lời chúc Tết, Thủ tướng Anwar nhấn mạnh chính quyền Malaysia sẽ nỗ lực gắn kết người dân thuộc mọi chủng tộc. Ông gửi tới cộng đồng người Hoa tại Malaysia những lời chúc tốt đẹp nhân Tết Nguyên đán. Tại Malaysia, người gốc Hoa là nhóm dân tộc lớn thứ hai sau người Mã Lai, chiếm hơn 22% dân số nước này.

 

Philippines được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết Âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hóa châu Á. Năm 2012, Chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Trong những ngày Tết, người dân thường đi chùa, nhà thờ, cầu cho một năm may mắn, an lành, thịnh vượng. Hoạt động đón mừng năm mới của người Philippines luôn có các màn múa lân, múa rồng.

Tết cổ truyền ở Bhutan được gọi là Losar, là ngày lễ quan trọng nhất năm tại quốc gia này tính theo Âm lịch. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và 3 ngày đầu tiên của năm mới được xem là ngày quan trọng nhất đối với người dân Bhutan. Một trong những phong tục độc đáo là người dân tham gia các cuộc thi bắn cung.

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Những điểm chính trong kết quả đàm phán giữa Nga và Trung Quốc

Kết thúc đàm phán, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc ký hai tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới và về kế hoạch phát triển các lĩnh vực trọng điểm trong hợp tác kinh tế hai nước đến năm 2030.

Phần Lan tiếp tục được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Báo cáo Hạnh phúc thế giới được công bố nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3) đánh dấu lần thứ 6 liên tiếp Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.

Thế giới trước trách nhiệm bảo vệ rừng

Lưu vực sông Congo đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng khi lượng mưa tại đây có thể giảm tới 10% vào cuối thế kỷ này do tốc độ phá rừng tăng nhanh. Rừng xanh đang kêu cứu trước nạn phá rừng bừa bãi và tác động của biến đổi khí hậu, đẩy nhiều loài động, thực vật quý hiếm vào nguy cơ tuyệt...

Liên hợp quốc cam kết duy trì thỏa thuận ngũ cốc

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) khẳng định lại cam kết “làm mọi điều” để Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen tiếp tục được thực hiện, trong bối cảnh thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine hết hiệu lực vào ngày 18/3 tới. Tuyên bố nêu trên được đưa ra sau cuộc đàm phán giữa các...

EU nhất trí giảm 11,7% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2030

Ngày 10/3, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về cắt giảm 11,7% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong toàn khối vào năm 2030, một mục tiêu mà theo các nhà lập pháp sẽ giúp ứng phó biến đổi khí hậu và hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga ở châu Âu.

Chuyển đổi số công bằng và bao trùm

Một báo cáo của Liên hợp quốc chỉ ra, hai phần ba số dân ở các quốc gia kém phát triển nhất vẫn chưa được kết nối internet. Hội nghị lần thứ năm của Liên hợp quốc về các nước kém phát triển nhất (LDC 5) mới đây tại Doha (Qatar) kêu gọi thế giới quan tâm hơn tới việc cải thiện kết nối kỹ thuật số...