Châu bản triều Nguyễn ngày 13 tháng 7 năm Minh Mệnh thứ 18 (1837)

Bộ Công tâu trình xin tha tội cho viên Giám thành Trương Viết Soái, người được nhiều lần phái đi hiệu lực ở Hoàng Sa thực hiện công vụ. Viên này nguyên mắc tội bị xử phạt Trảm giam hậu (Tội chém đầu nhưng đợi đến mùa thu mới xét xử). Nhà vua đồng ý phê vào chỗ tên Trương Viết Soái: cho về làm lính để đợi sai phái tiếp.





 

Dịch nghĩa:

Bộ Công tâu:

Các viên Thủy sư Phạm Văn Biện do kinh phí sai phái, viên dẫn đường Vũ Văn Hùng, Phạm Văn Sênh, lái thuyền Lưu Đức Trực do tỉnh sai phái đi Hoàng Sa trở về quá hạn, đã có chỉ trách phạt, đánh đòn. Tất cả binh, dân thuyền được sai phái đi (Quảng Ngãi 2 thuyền, Bình Định 2 thuyền) đều cho đơn vị cũ, nơi chốn cũ. Duy có việc Bộ thần đã xem xét công việc năm ngoái, các viên Quản suất, dẫn đường được sai phái đi Hoàng Sa thực hiện công vụ, khi trở về không mang theo bản đồ bị trách phạt, còn binh, đinh được thưởng 1 tháng lương tiền, dân phu được thưởng tiền 2 quan.

Lần này trở về, trừ 4 viên là bọn Phạm Văn Biện đã bị trách phạt không cần nghị bàn thêm, còn các viên binh dân chiếu theo lệ ban thưởng gia ân, nhưng việc ban thưởng do bề trên quyết định, bộ thần không giám nghĩ bàn, duy có viên Giám thành Trương Viết Soái mắc tội quân, đã được sai đi hiệu lực, năm ngoái lại được sai phái đi hiệu lực ở Hoàng Sa, khi trở về không mang theo bản đồ để dâng trình, vâng theo chỉ chuẩn cho giữ nguyên án phạt trảm giam hậu (chém đầu nhưng giam đợi đến mùa thu thì xét xử), lần này xét xử viên đó thế nào, xin tâu trình đợi chỉ.

Châu phê:

Vi binh tái sĩ sai phái (cho về làm lính, đợi sai phái tiếp) (1)

Thần Nguyễn Văn Hựu vâng mệnh soạn thảo

Thần Hà Duy Phiên, thần Lý Văn Phức vâng mệnh đọc duyệt

Chú thích:
1- Dòng châu phê được viết cạnh tên Trương Viết Soái.

Xuất xứ: Bộ Công
Nơi lưu trữ: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Ký hiệu: Tập 57, tờ 244

(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến Chiến thắng Mùa xuân 1975

Bản đồ cổ Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Nhiều bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ đều cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Thêm tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cuốn sách vừa được phát hiện mang tên "Khải đồng thuyết ước” được xác định là cuốn sách viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thời vua Tự Đức, ghi chép về thiên văn, địa lý do soạn giả Kim Giang Phạm Phục Trai thi Ân khoa năm Thiệu Trị thứ...

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các bản đồ nước ngoài

Hiện tại các trung tâm lưu trữ trên thế giới còn lưu giữ nhiều bản đồ cổ, trong đó thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XV

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XIV

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...