Du lịch Sa Pa khám phá văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Bắc

Nhắc đến Sa Pa, chắc hẳn ai cũng biết đến một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên mà còn là văn hóa đặc trưng của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Và chính những nét văn hóa và con người nơi đây đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách. Hãy cùng Du lịch Lào Cai khám phá những nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây nhé.

Hiện nay, Sa Pa có 5 dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu là: Mông Đen, Dao Đỏ, Xá Phó (thuộc nhóm ngành Phù Lá), Tày, Giáy. Mỗi bản làng, mỗi dân tộc ở Sa Pa lại có những phong tục tập quán đặc trưng riêng và là điểm đến hấp dẫn, đem lại cho du khách những trải nghiệm chân thực nhất. Không gì tuyệt vời hơn khi tìm hiểu một vùng đất mới bằng cách tìm hiểu con người bản xứ để biết rõ hơn về văn hóa tín ngưỡng, phong tục truyền thống nơi đây.

1. Tả Phìn

Tả Phìn cách trung tâm thị xã Sa Pa 12km, là 1 điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng của Sa Pa gắn với văn hóa các dân tộc Mông, Dao. Được ôm ấp bởi núi đồi Tây Bắc, vì thế, đứng ở bất cứ đâu ở Tả Phìn, du khách cũng được chìm đắm trong màu xanh ngút ngàn của bầu trời, của rừng cây, ruộng bậc thang.

Ngoài những vẻ đẹp vốn có của nó, làng Tả Phìn còn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Đây là một làng nghề thủ công truyền  thống đã có từ lâu đời và cũng là nét văn hóa đặc trưng của vùng miền nơi đây. Với các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: sợi bông, sợi lanh, lá trầu, củ nghệ, củ nâu, củ chàm,…bằng bàn tay khéo léo và  thẩm mỹ tinh tế của người phụ nữ, họ đã thêu, dệt lên những tấm vải đầy màu sắc sặc sỡ, những hoa văn cầu kỳ mang đậm giá trị bản sắc dân tộc. Và không thể không nhắc đến những sản phẩm thảo dược gắn với tri thức bản địa của dân tộc Dao - nổi bật là Thuốc tắm Dao đỏ và các loại hương liệu và thảo dược của núi rừng Hoàng Liên.

Đến với Tả Phìn, du khách có thể tham gia trải nghiệm cuộc sống của người dân tộc Dao đỏ như: thưởng thức ẩm thực, những câu hát giao duyên, tham gia đám cưới của người Dao đỏ, các lễ hội truyền thống như: lễ pút tồng, xuống đồng, lễ cấp sắc,… Hay là khám phá trải nghiệm rừng trúc, hái thuốc tắm cùng người dân bản địa.

Ảnh: Đặc sắc trong đám cưới người Dao Đỏ tại Tả Phìn

2. Bản Tả Van

Bản Tả Van cách thị trấn 10km, không ồn ã hay ngập tràn sức sống đông đúc như những bản làng khác, Tả Van mang nét yên bình, hoang sơ rất riêng của Sa Pa. Là nơi sinh sống của dân tộc Mông, Giáy, Dao nên bạn sẽ có thể dễ dàng bắt gặp những chi tiết văn hóa, phong tục tập quán vô cùng đặc sắc của các bản làng vùng cao như những bộ quần áo thổ cẩm, những ngôi nhà tre nứa giản dị,... Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải. Sự tinh tế được thể hiện qua từng đường thêu, mũi chỉ tạo nên những họa tiết tinh xảo là cả một quá trình lao động cần mẫn trong lao động và trí tưởng tượng của phụ nữ Mông.

Ảnh: Trang phục của người Mông ở Sa Pa

Người Mông và Giáy ở Tả Van vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục độc đáo, chứa đựng bản sắc văn hóa riêng  từ thuở ban đầu như Nghi lễ cưới vợ, Lễ hội Gầu Tào, Lữ – xu đón năm mới, lễ Nhù Đăng, lễ hội Roóng Poọc, lễ hội Nào Cống, lễ hội Tết Nhảy.... Nghi lễ cưới của người Mông là một sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc. Trong lễ cưới của họ có tục ”Kéo vợ”,có các nghi thức hát của ông mối (hát xin mở cửa, hát xin chỗ treo ô, hát xin mời thuốc, mời rượu…). Du khách còn có cơ hội khám phá và tìm hiểu từ những món ăn được chế biến độc đáo như thịt trâu nướng, thịt hun khói, lợn bản, gà bản đến những món đơn giản như cơm lam, mèn mén, khoai lang nướng. Chắc chắn những giây phút thư giãn, thảnh thơi tại đây sẽ truyền thêm nhiều năng lượng tích cực cho chính bản thân bạn đó.

3. Bản Hồ

Xã Bản Hồ nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa gần 30km về phía tây Nam, là nơi sinh sống của các dân tộc Mông, Dao, Giáy, trong đó đại đa số dân tộc là người Tày. Đến với Bản Hồ bạn không chỉ được đắm mình giữa phong cảnh thiên nhiên hữu tình, không gian thoáng đãng nên thơ, mà còn được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo từ những ngôi nhà sàn gỗ gắn bó lâu đời với cuộc sống của người dân tộc Tày. Thưởng thức ẩm thực độc đáo: Bánh chưng gù, cơm lam ống nứa bằng gạo nếp Mường Bo, cá chép suối tẩm gia vị nướng, thịt lợn bản nướng, xôi 7 màu bằng lá cây tự nhiên, nộm hoa chuối rừng,… được vui chơi, ca hát với những trò chơi và điệu múa cổ và nghi lễ truyền thống của người dân bản địa. Ngoài ra bạn còn có thể đến tìm hiểu về các nghề thủ công bật nhất là nghề trồng bông, trồng dâu nuôi tằm và dệt, nhuộm Chàm….. và mua về làm quà nữa đó. Bản Hồ là một địa điểm đáng để trải nghiệm nếu bạn là người ưa khám phá và muốn tìm về những miền hoang sơ.

4. Nậm Sài

Bản Nậm Sài nằm cách trung tâm Sa Pa khoảng 30 km về phía nam. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của núi non hay ngắm nhìn những bản làng nhỏ xinh của người Xa Phó trong thung lũng giữa những triền ruộng bậc thang vàng óng trong nắng chiều, lắng nghe thanh âm của rừng già hùng vĩ và tận hưởng trọn vẹn muôn vẻ diệu kỳ của thiên nhiên xứ sở nơi rẻo cao Tây Bắc. Khu khách đến thăm bản Nậm Sài sẽ được khám phá nét tinh tế trên trang phục truyền thống, khám phá những làn điệu dân ca dao duyên, lối sống sinh hoạt cộng đồng đặc biệt, tham gia biểu diễn văn nghệ hòa mình với cuộc sống bình dị để quên đi những mệt mỏi, ồn ào, náo nhiệt.

Ảnh: Nét hoa văn thêu dân tộc Xa Phó

Từ xa xưa dân tộc Xa Phó đã biết tạo những nét độc đáo riêng cho bộ trang phục truyền thống của mình bằng những hạt cườm nhặt tại trên bãi đá hay nương rẫy. Nét hoa văn thêu dân tộc Xa Phó uốn lượn, các hình thù, cây thông, đồ vật xung quanh cuộc sống họ gặp thường ngày. Màu chính trên trang phục truyền thống chủ yếu phần lớn mầu đỏ tươi, đỏ đô, đỏ đất thêu trên nền vải cotton màu đen. Đặc biệt, đến nay một số người Xá Phó dùng tiếng quan hỏa và một số khác trong đó có người Xá Phó ở Sa Pa lại vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ thuộc hệ ngôn ngữ Miến - Tạng.
Du lịch Sa Pa khám phá những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Bắc. Du khách chắc chắn sẽ hài lòng khi được chính những người dân bản địa nơi đây là người hướng dẫn, giới thiệu cho du khách về phong tục tập quán nét sinh hoạt của dân tộc họ. Đó thật sự là một trải nghiệm mà bạn không bao giờ có được ở nơi khác.

http://dulichlaocai.vn/12976/TinChiTiet/1762022-Du-lich-Sa-Pa-kham-pha-van-hoa-dac-trung-cua-dong-bao-Tay-Bac.pvd

Theo dulichlaocai.vn

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.