Ngày 03/9 diễn ra Lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái " tại tỉnh Tuyên Quang

Năm 2022, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Lễ hội Thành Tuyên năm 2022, sự kiện diễn ra chính thức từ ngày 03/9 - 04/9/2022 tại Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Theo đó, Lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái " vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Lễ đón nhận) diễn ra từ 20 giờ, ngày 03/9/2022 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang.

Thực hành hát Then chính thức được ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (ảnh minh họa)

Lễ đón nhận được tổ chức nhằm tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái" được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc Tày, Nùng, Thái nói riêng, đồng thời tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về giá trị và ý nghĩa của di sản. Gắn tuyên truyền, quảng bá di sản với quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của mỗi địa phương có di sản Then. Lễ đón nhận với sự tham gia của 11 tỉnh có di sản thực hành Then: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai.

Đến với Lễ hội Thành Tuyên, du khách sẽ được hòa mình trong không gian Trung thu lung linh sắc màu. (ảnh minh họa)

Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 diễn ra từ 20 giờ ngày 04/9/2022 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang. Lễ hội Thành Tuyên là một lễ hội Trung thu hết sức độc đáo và riêng có của tỉnh Tuyên Quang. Lễ hội đã được sách Kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận là "Lễ hội có nhiều mô hình đèn trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam". Đến với Lễ hội Thành Tuyên, du khách được đắm mình trong bầu không khí náo nức, rộn ràng của tiếng trống, tiếng nhạc với những điệu dân vũ truyền thống được biểu diễn bởi những nam thanh, nữ tú trong những bộ trang phục dân tộc đầy màu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc, nét đẹp của miền đất và con người Xứ Tuyên xinh đẹp, mến khách.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Lễ đón nhận và Lễ hội tỉnh Tuyên Quang còn tổ chức các hoạt động như: Liên hoan văn hoá các dân tộc tỉnh Tuyên Quang; trưng bày, giới thiệu không gian văn hoá, nghi lễ sinh hoạt truyền thống các dân tộc; triễn lãm ảnh “Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, gắn với tổ chức vòng chung khảo cuộc thi "Người đẹp xứ Tuyên" diễn ra từ ngày 26 - 27/8/2022 tại huyện Na Hang; Hội chợ Thương mại - Du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022 diễn ra từ ngày 01 - 08/9/2022; Chương trình “Trưng bày, giới thiệu ẩm thực các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” và Lễ hội bia Hà Nội năm 2022 diễn ra từ ngày 02 - 04/9/2022; Hội nghị xúc tiến đầu tư và du lịch các tỉnh có di sản Then diễn ra từ 08 giờ ngày 04/9/2022; Chung kết cuộc thi "Người đẹp xứ Tuyên" diễn ra từ 20 giờ ngày 10/9/2022 tại thành phố Tuyên Quang…

Ánh Nguyễn

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.