Di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam"

Cuối năm 2019, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, ghi danh thêm một loại hình văn hóa dân gian của Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới. Sau gần 3 năm gián đoạn do dịch Covid-19, đầu tháng 9 tới đây, tại tỉnh Tuyên Quang sẽ diễn ra Lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO.

Thày Then đang thực hiện nghi lễ. 

Then, một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Theo quan niệm dân gian, “Then” có nghĩa là “Thiên” (Trời) và được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại.

Trong đời sống của người Tày, Nùng, Thái cổ, hát Then xuất hiện trong những sự kiện trọng đại như lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn… Người hát Then trong những dịp lễ, Tết là người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, hạnh phúc. Nhạc cụ chính sử dụng trong hát Then là đàn Tính. Thông qua những quan niệm về Mường Trời (nơi cư ngụ của các thần linh), Mường Đất (nơi cư ngụ của con người), Mường Nước (nơi cư ngụ của Long Vương)... người Tày, Nùng, Thái giải thích về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng như bày tỏ ước vọng về chỗ dựa tinh thần, tạo dựng niềm tin để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Để tổ chức lễ, gia chủ phải nhờ thầy Then xem, tìm chọn ngày tốt để tiến hành. Thầy xem sách Nôm Tày để tránh ngày tuyệt họ. Then của người Tày đều chứa đựng những yếu tố sha man giáo. Đó là nghi lễ diễn xướng nghệ thuật tổng hợp gồm: Hát, nhạc, nhảy múa, trang phục với hai hình thức chính là “thoát hồn” và “nhập hồn”. Người thực hành nghi lễ Then là thầy Then (bà Then hoặc ông Then), phải trải qua Lễ Cấp sắc mới được công nhận là thầy Then. Khi được công nhận là thầy mới được quyền, được phép đi làm lễ cúng, hát Then gọi hồn cho người ốm, người giải hạn. Dù là ông Then hay bà Then đều có chức quyền như nhau, người nào được mời đi làm then, cúng giúp các gia đình thì người đó lắm lộc, là thầy Then giỏi, có tiếng tăm và được nhiều người mời đi giúp gia chủ.

Trong Then của người Tày phân chia thành cấp bậc thầy khác nhau, thường là thầy Bụt (Then quạt) và thầy Then tính tẩu. Mỗi lần cấp sắc là một lần sát hạch để thăng cấp cao hơn, có uy tín hơn trong làng Then và trong cộng đồng. Lần đầu được cấp chứng chỉ hành nghề, những lần tiếp theo là cấp chức sắc, mỗi lần cấp đều có văn bản của thầy Tào viết bằng chữ Nôm Tày, có đóng triện và áo dài của Then cũng phải thay đổi từ màu đỏ sang màu vàng hoặc màu đen. Cấp cao nhất của Then gọi là Lễ Cấp sắc. Một trong số các thầy Then có điều kiện về vật chất, đứng ra đăng cai, gia chủ mời tất cả thầy Then trong thôn hoặc trong xã về gia đình thực hành nghi lễ. Gia chủ đứng ra tổ chức phải là thầy Then, phải đi mời thầy Tào về thực hiện các nghi lễ trong Lễ Cấp sắc. Sau nghi lễ này, các thầy Then không phải cấp sắc thêm nữa, họ chỉ việc chuyên tâm vào công việc của mình là cứu nhân, độ thế. Trong thời gian diễn ra Lễ Cấp sắc, người thực hiện và người đến vui đều không va chạm, lời qua tiếng lại, trộm cắp, đánh nhau. Vì vậy, ý thức tự giác, sự tôn trọng nhau trong đồng bào người Tày rất lớn, có tính nhân văn cao.

Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ, và các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan. Giá trị của then trong đời sống đồng bào rất quan trọng, cũng là thể hiện mối quan hệ thiêng liêng giữa con người và trời đất, thần linh.

Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.

Việc UNESCO công nhận Thực hành Then là di sản của nhân loại đã khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam. Thực hành nghi lễ Then thể hiện tình đoàn kết của các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới.

Lễ đón nhận Bằng ghi danh "Thực hành Then của người tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cũng là cơ hội tuyên truyền, quảng bá sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, giá trị của di sản và thế mạnh phát triển du lịch của mỗi địa phương có di sản Then.

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Khu vực tham quan của bảo tàng bao gồm tầng trệt và tầng nổi; tầng nổi là Nhà trưng bày, đang trưng bày gần 1.000 hiện vật và hình ảnh cùng với những cảnh quan, cảnh tượng...

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, duy trì hoạt động ổn định các hệ thống thông tin trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn như Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế lao động 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các...

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.