Huyện Si Ma Cai

Địa danh Si Ma Cai có nghĩa là “Chợ ngựa mới”, bởi xưa kia chợ họp 6 ngày/phiên ở phố Cũ. Địa thế phố Cũ tương đối bằng phẳng, nên người dân dựng nhà san sát hai bên tạo nên dãy phố. Bao quanh phố Cũ là 1 khu rừng nên người dân phố Cũ có dư thừa nguồn nước. Dần dần chợ được chuyển lên khu lưng chừng núi, tuy thiếu nước nhưng địa thế thoáng đãng, tầm mắt có thể nhìn bao quát được cả một vùng rộng lớn, và cái tên Si Ma Cai được hình thành, theo âm tiếng Hmông là Xênh Mùa Ca.

Tổng diện tích tự nhiên 23.454 hécta, thì chỉ có 6.447 hécta đất canh tác. Trong số diện tích đất canh tác ấy, thì đất lâm nghiệp đã chiếm mất 3.485 hécta. Ấy thế mà những người nông dân vùng cao vẫn vui vẻ, vẫn yêu quý mảnh đất của mình. Tuy cuộc sống có vất vả, lam lũ, nhưng trên sàn gác, dưới mái hiên vẫn treo đầy những sào ngô, đỗ tương. Vật lộn với đá, thâm canh trên đá, người dân Si Ma Cai đã đạt mức bình quân lương thực khá cao khoảng 350 kg/người/năm. Có điều, lương thực chính quý đều có hương vị rất riêng, mang tính đặc chủng đặc biệt, có thể vì chúng được gieo trồng trong những hốc đá, trên những mảnh nương cần, và được chủ nhân cày bừa kỹ, lại gùi từng thồ phân chuồng bón cho từng gốc.

Si Ma Cai là huyện vùng cao có 11 dân tộc chung sống ở 97 thôn bản. Trong đó đông nhất là đồng bào H’mông. Người Mông có kho tàng văn hoá dân gian độc đáo với lễ hội “Sải sán” và dòng suối dân ca thấm đậm chu kỳ đời người. Những điệu múa người Mông Si Ma Cai đều in đậm dấu ấn các thế võ. Dù múa gậy tiền, múa khăn, đến múa “Lình cha”, múa gậy… đều có các động tác thật nhanh, mạnh. Người Nùng, người La Chí lại có một số lễ hội gắn với thiên nhiên, bảo tồn các khu rừng cấm, bảo vệ môi trường. Nhưng sắc thái văn hoá các dân tộc ở Si Ma Cai phản ánh đậm nét nhất ở chợ phiên. Chợ phiên không chỉ là trung tâm trao đổi kinh tế mà còn là giao lưu văn hoá.

Đầu tiên, tại các ngõ chợ là nơi buộc ngựa. Tiếp ngay đó, là các lò rèn. Vào chợ, dọc theo hai bên, ta sẽ thấy các dãy hàng được sắp đặt theo một trật tự nhất định: đó là dãy hàng mía, dãy hàng chuối hột, vải rừng… hàng lương thực, dãy thổ cẩm… còn hàng các con giống, như: lợn, gà, vịt, ngan… được quy định một góc chợ riêng. Phía sau hai dãy hàng dọc theo đường trục, là các hàng quán mà “thắng cố” là món ăn đặc trưng của vùng này. Người đến chợ giao lưu tình cảm, hỏi thăm tin tức họ hàng, kinh nghiệm làm ăn. Đưa đẩy và cùng nâng bát rượu nồng bên bàn “thắng cố”, ta sẽ có đông thêm bạn bè, anh em được kết nghĩa khi đã thổ lộ hết tâm can.

Ngày nay, người dân Si Ma Cai được tiếp cận với cung cách làm ăn mới do được cán bộ, đảng viên tuyên truyền, phổ biến, được nghe đài, xem truyền hình, cả truyền hình bằng tiếng H’mông nên cả huyện đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao.
(Theo laocai.gov.vn)

Tin Liên Quan

Đơn vị hành chính

Huyện Bắc Hà

Bắc Hà cũng như các huyện, thị khác có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Thời Hùng Vương thuộc đất Tây Âu của Thục Phán; thời Bắc Thuộc thuộc châu Cam Đường, quân Giao Chỉ; thời Lý thuộc châu Đăng; đời Trần thuộc lộ...

Huyện Mường Khương

Vùng đất Mường Khương từ xưa có tên gọi là Mưng Khảng theo tiến địa phương là Mường Gang. Quá trình biến đổi của thời gian tên gọi được biến âm đọc chệch đi là Mường Khương; đến thời Pháp thuộc danh xưng Mường Khương được gọi một cách...

Huyện Bảo Thắng

Bảo Thắng là vùng thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng, thuộc vùng đất cổ nằm chính giữa tỉnh Lào Cai. Từ buổi bình minh dựng nước thuộc đất Tây Âu của Thục Phán, thời Bắc thuộc là châu Cam Đường quận Giao Chỉ; đời Lý thuộc Châu Đăng;...

Huyện Bát Xát

Bát Xát ở dọc theo Sông Hồng, phía Bắc giáp huyện Kim Bình (Vân Nam, Trung Quốc), phía Nam giáp thành phố Lào Cai, phía Đông là sông Hồng và phía Tây giáp Sa Pa. Bát Xát gọi đúng từ, đúng âm là...

Huyện Bảo Yên

Hành trình lên Tây Bắc ngược chiều con sông Chảy, theo quốc lộ 70, qua đất Lục Yên, khi thấy xuất hiện hai bên ven đường những vườn cam sành trĩu quả, những địu măng tươi hay gùi khoai sọ tím dẻo thơm trên đôi vai những thôn nữ là biết đã...