“Trên phải kịp thời, dưới phải chủ động” khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Đó là quan điểm chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại hội nghị tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2021; triển khai nhiệm vụ năm 2022 và giai đoạn từ nay đến năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến 3 cấp tỉnh – huyện – xã vào chiều 15/3.


Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai; đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Hoàng Quốc Khánh, đồng chí Nguyễn Trọng Hài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG của tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

Các chương trình MTQG đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai gồm: Chương trình xây dựng Nông thôn mới; Chương trình Giảm nghèo bền vững (GNBV); Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Quang cảnh hội nghị.

 

Về chương trình MTQG xây dựng NTM, tính đến hết năm 2021, tỉnh Lào Cai có 2 đơn vị cấp huyện là thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng đạt chuẩn NTM; có 62/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Dự kiến tổng số vốn để thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 6.533 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư: 3.376 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 3.157 tỷ đồng)

Để thực hiện các mục tiêu các chương trình MTQG, tỉnh đã kiện toàn công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành ở các cấp, các địa phương, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành, quy chế quản lý, quy định về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình.

Riêng trong năm 2021, tỉnh Lào Cai đã ban hành 28 văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự kiến, tổng nhu cầu vốn cho giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2025) là hơn 3.900 tỷ đồng.

Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư vào cuối năm 2021 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 19/10/2021. Tương tự như vậy, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022, vì vậy hiện 2 chương trình này mới chỉ đang trong giai đoạn triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.

Việc thực hiện đồng bộ các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống mọi mặt cho cư dân nông thôn. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 là 4,5%, tương đương với khoảng 8.000 hộ thoát nghèo mỗi năm.

Tại hội nghị, các địa phương đã báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các chương trình MTQG năm 2021, kế hoạch thực hiện trong năm 2022 và một số khó khăn, vướng mắc, nêu đề xuất, kiến nghị cùng các giải pháp để triển khai có hiệu quả 3 chương trình MTQG trong năm 2022 và giai đoạn tới.

Đồng chí Vũ Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của Ban chỉ đạo các cấp trong triển khai 3 chương trình MTQG. Đồng chí cho rằng việc triển khai đã có sự lồng ghép hợp lý và đạt được những kết quả bước đầu. Đồng chí Vũ Xuân Cường khẳng định, quan điểm của tỉnh là xác định nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm, trong đó xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hết sức quan trọng. Trong năm 2022, trước hết, khi nguồn vốn đã được xác định, các địa phương cần có sự chuẩn bị dài hơi, chi tiết, cụ thể để đón nhận nguồn lực rất lớn này. Nguồn vốn cần được phân bổ theo nguyên tắc cân đối ngân sách, lồng ghép các dự án khi có cùng nội dung, nhiệm vụ để tránh chồng chéo, không để xảy ra nợ đọng trong xây dựng cơ bản; phạm vi triển khai cố gắng không trùng lắp, chồng chéo. Các địa phương cũng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc quyết liệt của người dân, quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân tham gia, kiểm tra, giám sát…

Đồng chí Trịnh Xuân Trường phát biểu kết luận hội nghị.

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG yêu cầu các thành viên trong Ban chỉ đạo và các địa phương thực sự tích cực, chủ động, nghiên cứu kỹ 3 chương trình MTQG, khẩn trương xác định nhiệm vụ thực hiện; trong tháng 3 các ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã phải tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các chương trình. Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã phải hiểu, tránh bị động khi thực hiện. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nêu quan điểm chỉ đạo: “trên phải kịp thời, dưới phải chủ động” khi thực hiện các chương trình MTQG, “đi cùng và đi trước”, không nên chờ đợi nguồn vốn, kế hoạch cụ thể từ cấp trên rồi mới triển khai. Ban chỉ đạo tỉnh cần hoàn thành và ban hành kế hoạch 5 năm; riêng kế hoạch năm 2022 phải ban hành ngay sau hội nghị này. Việc triển khai các nội dung liên quan đến 3 chương trình MTQG cần xác định rõ nguồn lực, địa bàn, phạm vi, đối tượng để rà soát, đầu tư… đảm bảo hiệu quả thực chất.

https://baolaocai.vn/bai-viet/354069-tren-phai-kip-thoi-duoi-phai-chu-dong-khi-thuc-hien-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia

theo LCĐT

Tin Liên Quan

Tích cực chuyển đổi cây trồng trên đất sản xuất kém hiệu quả

Thời gian qua, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng chủ lực, tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất nông nghiệp.

Lào Cai thúc đẩy khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ hỗ trợ triển khai một số mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào dân tộc...

Lào Cai chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, khảo sát một số mô hình thanh niên phát triển kinh tế

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, nhân Tháng Thanh niên năm 2024 và nhằm động viên, khích lệ tinh thần thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, ngày 20/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức đoàn công tác thăm, khảo sát một số mô hình thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện...

Bàn giải pháp phát triển vùng trồng chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Sáng 13/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển vùng trồng chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2024 - 2025.

Đảm bảo thu tối thiểu tiền sử dụng nước sạch nông thôn theo quyết định UBND tỉnh giao hằng năm

Đó là một trong những yêu cầu của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 8/3/2024 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.