Phú Nhuận: Khởi sắc vùng nông thôn mới

Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), với những cách làm sáng tạo và chủ động, Phú Nhuận đã tạo nên kỳ tích trong xây dựng nông thôn mới.

Những ai đã từng đặt chân đến xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) 10 năm về trước và giờ trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự đổi thay của vùng đất này. Đường làng, ngõ xóm sạch đẹp; trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang; diện mạo nông thôn mới khởi sắc; đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao… Đó là thành quả khi “Ý Đảng, lòng dân” đồng thuận.

Bức tranh tươi sáng của Phú Nhuận sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Để người dân các thôn hiểu và tích cực tham gia xây dựng NTM, Phú Nhuận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa cũng như vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Tất cả các nội dung liên quan đến xây dựng NTM đều được đưa ra bàn bạc dân chủ, công khai, lấy ý kiến đóng góp của người dân. Qua đó đã tạo nên phong trào xây dựng NTM rộng khắp các thôn xóm, thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người dân.

Xác định phát triển giao thông nông thôn đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xã Phú Nhuận đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn. Để thực hiện chủ trương này, xã Phú Nhuận đã phát động phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn với khẩu hiệu: “Làm nhà, làm bếp, xếp sau làm đường”. Phong trào đã có sức lan tỏa rộng lớn đến tất cả các thôn trong xã. Hiện nay 100% tuyến đường liên xã đã được bê tông hóa, tạo điều kiện cho người dân đi lại thông thương, do vậy mà địa phương có điều kiện phát triển một cách toàn diện. Hiếm có nơi nào như ở Phú Nhuận, người dân lại hồ hởi và say sưa với nông thôn mới như thế. Hàng chục ha đất trồng hoa màu đã được người dân tự nguyện hiến để làm đường. Không chỉ hiến đất mà người dân nơi đây còn tích cực tham gia đóng góp tiền và ngày công để xây dựng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi, văn hóa.

Bằng cách làm phù hợp, tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ năm 2011 đến nay Phú Nhuận đã huy động được 230 tỷ đồng để xây dựng NTM. Trong đó, nhân dân đóng góp 60 tỷ đồng, hiến gần 80 nghìn m2 đất và hàng chục nghìn ngày công lao động đổ bê tông xi măng, mở rộng và làm mới trên 30 km đường giao thông nông thôn.

Đáng chú ý, Phú Nhuận là địa phương đầu tiên và duy nhất tính đến nay trên địa bàn huyện Bảo Thắng thực hiện mở rộng mặt đường giao thông nông thôn từ 3,5m lên 6m. Nhờ có giao thông thuận lợi, nên các thôn vùng cao của xã Phú Nhuận cũng đang hình thành vùng trồng chè chất lượng cao với hơn 100 ha. Đặc biệt đã hình thành nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung như cụm nuôi gà đồi, thủy sản tại thôn Phú Thịnh; Cụm phát triển chăn nuôi lợn, lúa giống và các chuỗi cung ứng dịch vụ hàng hóa ở thôn Phú Hải, thôn Phú An; Khu sản xuất, chế biến lâm sản ở thôn Hải Sơn; Cụm thôn Khe Bá – Làng Đền hình thành nhóm sở thích chăn nuôi đại gia súc và trồng quế với diện tích hơn 400 ha.

Cây chè mang lại thu nhập ổn định cho người dân Phú Nhuận.

Nông thôn mới đã thực sự mở ra một “kỉ nguyên” mới cho người dân Phú Nhuận. Từ tư duy sản xuất lạc hậu, hiệu quả thấp, thì nay người dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, thông qua các chương trình, đề án phát triển của xã như: “Đề án phát triển cây chủ lực, chè, quế”; “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”…

Về Phú Nhuận hôm nay không chỉ có cảnh sắc thay đổi mà cuộc sống của những người dân nơi đây cũng đang thay đổi theo từng ngày. Từ một vùng đất thuần nông, nghèo khó. Đến nay, Phú Nhuận đã xây dựng được 8 thôn kiểu mẫu đạt chuẩn; hàng trăm mô hình kinh tế cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 5%.

Trải qua 10 năm xây dựng, bức tranh nông thôn mới của Phú Nhuận đã thêm nhiều màu sắc rực rỡ, đầy sức sống. Đó là những ngôi nhà cao tầng khang trang mọc lên bên các mô hình trang trại hiệu quả. Những ngôi trường, nhà văn hóa, trạm y tế vững chãi, phục vụ tối đa lợi ích của cộng đồng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Tự hào xã Phú Nhuận đã ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành chương trình 135, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, vững tin tiếp tục xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Hà Phương

Tin Liên Quan

Xã Tân Thượng phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024

Với chủ đề “Sách và khát vọng phát triển”, chiều 16/4, UBND xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn đã tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.

Si Ma Cai tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Si Ma Cai xác định cây, con chủ lực của huyện đó là cây Lê, Mận, dược liệu và 3 con trâu, bò, lợn đen là thế mạnh của địa phương để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sức trẻ trong xây dựng nông thôn mới

Với sức trẻ, nhiệt huyết, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã xung kích đi đầu, góp phần cùng với đảng bộ, chính quyền và người dân các địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2023, Nhân dân Bảo Yên đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/1, huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và Nghị quyết 10-NQ/TU năm 2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Vì lợi ích của cộng đồng thì nên làm

Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình cần đến sự tình nguyện đóng góp công sức, tiền của người dân. Thời gian qua, ở một số địa phương của tỉnh Lào Cai đã có không ít hộ dân chủ động, tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của, tài sản trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Ông Hoàng...