Đặc sản mứt mận Bắc Hà

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra cho quả mận tam hoa ở Bắc Hà gặp khó khăn. Chính vì vậy, chị Sải Thị Bích Huế, ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải (Bắc Hà) đã làm mứt mận tam hoa và được nhiều khách hàng đón nhận.
Chị Sải Thị Bích Huế chế biến mứt mận

Gia đình chị Huế hiện có hơn 200 gốc mận tam hoa. Thời điểm hiện tại, phần lớn loại mận chọn, quả to, có giá bán từ 40.000 đến 50.000 đồng/kg đã tiêu thụ hết. Tuy nhiên, loại mận này có rất ít, chỉ chiếm khoảng 30% sản lượng của vườn, còn lại chủ yếu là mận xô, có giá bán 5.000 - 10.000 đồng/kg. Chị Huế cho biết: Mọi năm, loại mận xô thường được thương lái và người dân thu mua để làm rượu mận. Năm nay, do dịch Covid-19, thương lái không tới vườn đặt mua nữa, vì thế mình quyết định đầu tư mua máy sấy để làm mứt mận.

So với mận tươi có thời gian bảo quản ngắn ngày, nguy cơ bị dập, hỏng trong quá trình vận chuyển, thì sản phẩm mứt mận lại có ưu điểm bảo quản được lâu hơn (từ 6 đến 8 tháng) và dễ vận chuyển khi được đóng hộp. Tuy nhiên, quy trình làm mứt mận lại rất cầu kỳ và tốn nhiều thời gian. Theo chia sẻ của chị Huế, quan trọng nhất là khâu sấy và sên mận. 2 khâu này quyết định độ mềm, dẻo và vị ngọt của mứt mận. Ngoài ra còn giai đoạn rửa mận, khía mận, ngâm mận, tất cả đều được làm thủ công.

Để sản phẩm mứt mận tam hoa chiếm được niềm tin của khách hàng, chị Huế lên kế hoạch xây dựng thương hiệu và hiện đã hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đóng bao bì, nhãn mác sản xuất. Khu xưởng chế biến mứt mận của gia đình chị rộng gần 150 m2 với lò sấy công suất khoảng 100 kg quả mận tươi/ngày. Do nhà xưởng mới đi vào hoạt động nên mỗi ngày, chị mới có khoảng 30 kg mứt mận cung cấp cho thị trường, với giá bán 300.000 đồng/kg.

Chị Huế cho biết: Nếu sản phẩm mứt mận tam hoa được khách hàng ưa chuộng, mình sẽ mở rộng thị trường, thu mua thêm quả mận tươi cho bà con trên địa bàn huyện. Hy vọng rằng sản phẩm mứt mận tam hoa sẽ được nhiều người biết tới và trở thành một trong những đặc sản của Bắc Hà.

http://baolaocai.vn/bai-viet/213765-dac-san-mut-man-bac-ha

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.