Những món ăn mang đậm hương vị Sa Pa

Sa Pa không chỉ được biết đến là một địa danh có rất nhiều những thắng cảnh đẹp, những điểm thăm quan du lịch hấp dẫn, những nét văn hóa truyền thống độc đáo mà có còn những món ăn hấp dẫn mọi du khách khi đến nơi đây.

 

Cá Hồi Sa Pa

Cá hồi Sa Pa có thịt chắc, thớ săn, tươi ngon.

Nếu là người lần đầu đến với Sa Pa, chắc hẳn ai cũng sẽ tự trang bị cho mình một số những “kiến thức” về đặc sản nơi đây và cá hồi luôn là một gợi ý hàng đầu cho nhiều du khách.

Cá hồi là loài được nuôi chủ yếu ở Sa Pa và là món ăn được nhiều du khách nhiệt tình săn đón khi tới đây. Nó được đánh giá là món ăn ngon không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào được nhập khẩu vào Việt Nam.

Cá hồi Sa Pa có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ, màu hồng tươi, mềm và béo ngọt rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau như salad cá hồi sốt tiêu xanh, sashimi, chiên xù, hấp, nấu cari... nhưng hấp dẫn nhất là vẫn là món lẩu cá hồi. Trong tiết trời lạnh của Sa Pa, được ngồi thưởng thức một nồi lẩu cá hồi nóng hổi, thơm phức cùng rất nhiều loại rau tươi ngon của vùng đất xứ lạnh này thì còn gì tuyệt vời hơn.

Thắng cố Sa Pa

Dân du lịch thường ghé tai nhau câu “Đến Lào Cai mà chưa thử Thắng cố thì không được về”. Thắng cố là món ăn truyền thống của người Mông. Thắng cố tiếng dân tộc nghĩa là một nồi canh gồm thịt trâu, bò và nội tạng ngựa, xương hầm và gia vị các loại, ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu. Điểm đặc biệt làm nên món ăn nổi tiếng này chính là ở vị đắng thanh của dịch lòng non ngựa. Không gì thú vị bằng một ngày se lạnh ngồi bên chảo thắng cố sôi sùng sục, vừa ăn vừa nhâm nhi chén rượu ngô thưởng thức hương vị đặc biệt, vừa ngọt lừ, béo ngậy, vừa đậm đà, thơm phức của món đặc sản này.

Đồ nướng Sa Pa

Đa dạng các món ăn trong đồ nướng Sa Pa

Đã đến Sa Pa thì không thể không thưởng thức đồ nướng bởi cái cảm giác vừa ăn vừa xuýt xoa cái cay nóng của đồ ăn xen lẫn với cái lạnh trong tiết trời Sa Pa.

Đồ nướng của Sa Pa có nhiều món mà thực khách có thể thỏa sức lựa chọn. Từ những đồ ăn rất dân dã như củ khoai, củ sắn, trứng gà, cánh gà, … cho đến những món mang đậm đà hương vị Tây Bắc như thịt bò cuốn cải Mèo, cá suối nướng, nấm hương, cơm lam …. tất cả như hòa quyện lại tạo nên một hương vị riêng cho ẩm thực ở Sa Pa.

Đồ nướng ở Sa Pa được bày bán gần như ở khắp mọi nơi, từ những khu chợ ẩm thực cho đến những con ngõ nhỏ. Chỉ với một bếp than hồng cùng dăm ba bộ bàn ghế nhựa cho khách cũng đã đủ để gọi là quán nướng.

Món Cuốn sủi

Vốn là món ăn của người Hoa, nhưng do người Hoa hay buôn bán tấp nập ở khu vực biên giới, nên món ăn ấy cũng vì thế mà phổ biến và dần dần trở thành món ăn đặc sản của Lào Cai. Cuốn sủi có nghĩa là món ăn khô trong nước xốt hay còn được gọi là phở khan. Những ai lần đầu mới ăn cuốn sủi Sa Pa, hẳn sẽ thấy rất ngạc nhiên về món ăn này.

Cuốn sủi được làm từ những sợi bánh phở mềm mềm như món phở ở Hà Nội. Nhưng lại không có nhiều nước như phở mà chỉ có một chút nước sốt đặc sệt như bánh canh ở Huế, Sài Gòn. Trên lớp phở người ta rắc chút mỳ bằng củ rong hoặc khoai lang rang giòn cùng nhiều gia vị, thịt bò được nấu sền sệt kỳ công, thịt lợn thái sợi, miếng trứng luộc cắt làm tư và một chút bột tiêu nhỏ mịn, hạt đậu phộng dã nhuyễn lên trên cùng. Cuối cùng là người ta chan ngập thứ nước sốt được nấu đặc sền sệt vào bát.

Bát cuốn sủi ngon khi nước sốt ngọt vừa đủ, không đượm quá và không nhạt quá, ấm nóng, đậm đà mang lại cảm giác lạ miệng cho thực khách khi thưởng thức.

Nấm hương Sa Pa

Nấm hương Sa Pa có vị thơm hấp dẫn.

Một đặc sản tự nhiên của núi rừng Sa Pa không thể không nhắc đến đó là nấm hương. Được đánh giá là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc bởi nấm hương Sa Pa có vị thơm hấp dẫn, khi nấu cùng những món ăn khác sẽ làm tăng thêm vị hấp dẫn cho các món ăn, đặc biệt là các món chế biến từ gà ác, cá hồi, cá tầm hoặc thịt lợn cắp nách… khiến thực khách ăn no mà không chán.

Nguyễn Thảo

Tin Liên Quan

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.