EU lên kế hoạch cấm các hóa chất độc hại nhất đối với sản phẩm tiêu dùng

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14-10 thông báo sẽ đề xuất vào năm 2022 một lệnh cấm đối với các hóa chất gây hại nhất cho sức khỏe được sử dụng làm phụ gia trong các sản phẩm tiêu dùng.

Cờ của EU bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Bỉ. (Ảnh: Reuters)

Liên hiệp châu Âu (EU) đã ban hành luật về hóa chất nghiêm ngặt nhất thế giới, bao gồm lệnh cấm rộng rãi đối với các chất có thể gây ung thư trong các sản phẩm tiêu dùng như đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm hay bao bì thực phẩm.

EC sẽ đề xuất các quy tắc vào năm tới để tiến tới hạn chế nhóm những hóa chất độc hại khác, thay thế cách tiếp cận từng trường hợp hiện tại để hạn chế chúng. Đề xuất về lệnh cấm sẽ được thực hiện vào năm 2022.

Các chất liên quan bao gồm những tác nhân có nguy cơ gây rối loạn nội tiết, can thiệp vào nội tiết tố theo cách có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và các chất hóa học không phân hủy nếu chúng xâm nhập vào cơ thể hoặc môi trường.

Lệnh cấm các chất kể trên trong các sản phẩm tiêu dùng có thể được mở rộng đến các hóa chất ảnh hưởng đến hệ hô hấp và miễn dịch. Những chất được coi là cần thiết cho các mục đích sử dụng đặc thù, như trong y tế hoặc công nghệ cắt giảm khí thải, sẽ được miễn trừ trong trường hợp không có lựa chọn thay thế.

Trong thông báo, Ủy viên EU phụ trách môi trường Virginijus Sinkevicius cho biết không thể đếm được có bao nhiêu hóa chất nằm trong quy định, nhưng Ủy ban đã xác định được khoảng 200 loại. Đây là một con số lớn, với rất nhiều hóa chất liên quan và danh sách chỉ có thể được mở rộng thêm.

Các tổ chức phi chính phủ đã hoan nghênh việc kiềm chế các chất độc hại nhưng một số nhà lập pháp và nhiều tập đoàn của EU cho biết các đề xuất này chưa giải quyết được việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm để sản xuất hóa chất.

Chủ tịch bộ phận chăm sóc gia đình của tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever Peter ter Kulve, cho biết, chính sách mới này là cơ hội bị bỏ lỡ cho các nhà hoạch định chính sách để giải quyết lượng khí thải carbon vô hình nhưng rất lớn của ngành công nghiệp hóa chất tại châu Âu.

Hóa chất là ngành công nghiệp tiêu thụ dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, sản xuất hóa chất sơ cấp thải ra 880 triệu tấn CO2 vào năm 2018.

https://nhandan.org.vn/tin-tuc-the-gioi/eu-len-ke-hoach-cam-cac-hoa-chat-doc-hai-nhat-doi-voi-san-pham-tieu-dung-620470/

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.