Nobel Kinh tế 2020 vinh danh nghiên cứu về đấu giá

Chiều 12/10 (theo giờ Việt Nam), hai nhà kinh tế Mỹ Paul. R.Milgrom và Robert B. Winson đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2020.
Theo thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, hai nhà kinh tế trên được vinh danh nhờ công trình nghiên cứu về lý thuyết đấu giá và những sáng tạo về các hình thức đấu giá mới. 

Paul R.Milgrom sinh năm 1948, Robert B.Wilson sinh năm 1937. Cả hai đều là người Mỹ và hiện giảng dạy tại Đại học Stanford (Mỹ).

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết đấu giá có mặt khắp nơi. Mọi người sử dụng đấu giá để mua bán đồ trên Internet. Tuy nhiên, mục đích của mỗi người là khác nhau. Một số người bán muốn tối đa hóa doanh thu. Số khác lại dùng đấu giá làm công cụ để giảm khí thải CO2. "Thuyết đấu giá của Paul Milgrom và Robert Wilson là chìa khóa để tìm hiểu những mục tiêu này có thể đạt được bằng cách nào", cơ quan này nhận định.

Cả hai đã nghiên cứu cách thức hoạt động của các cuộc đấu giá. Họ cũng sử dụng những hiểu biết của mình để thiết kế các hình thức đấu giá mới cho những loại hàng hóa và dịch vụ khó bán theo cách truyền thống, chẳng hạn như ần số vô tuyến. Khám phá của họ đã mang lại lợi ích cho người bán, người mua và người nộp thuế trên khắp thế giới.

Trước đó, các dự đoán cho rằng giải Nobel Kinh tế năm nay có thể liên quan đến tình hình hiện tại, khi thế giới đang trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai vì tác động của đại dịch COVID-19. 

Ít nhà kinh tế học nào có thể dự đoán trước rằng thế giới sẽ rơi vào trạng thái gần như đứng im trong mấy tháng, khi biên giới bị đóng cửa và các biện pháp phong tỏa được áp dụng cùng với nhiều hạn chế chế khác để hạn chế sự lây lan của virus corona, khiến nhiều hoạt động kinh tế trên thế giới phải dừng lại. 

Nobel Kinh tế là giải thưởng thứ 6 và cũng là giải thưởng khép lại mùa Nobel 2020. Trước đó, các giải Nobel Hóa học, Nobel Vật lý, Nobel Y học, Nobel Văn học và Nobel Hòa bình 2020 đã được công bố.

Năm ngoái, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho ba nhà kinh tế học là Esther Duflo (người Mỹ gốc Pháp), Abhijit Banerjee (người Mỹ gốc Ấn Độ) và Michael Kremer (người Mỹ) cho những thử nghiệm của họ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu của họ có tiềm năng cải thiện hơn nữa cuộc sống của những người nghèo trên hành tinh.

Giải Nobel Kinh tế không nằm trong 5 giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel năm 1895. Đây là giải thưởng do Ngân hàng trung ương Thụy Điển đặt ra và tài trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng niệm Alfred Nobel. Giống như những người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực y học, hóa học, vật lý, văn học, những người đoạt giải Nobel Kinh tế là do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển bầu chọn.

Mỗi giải thưởng Nobel năm nay sẽ bao gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,1 triệu USD)./.

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.