UOB: Việt Nam tăng trưởng mạnh vào năm 2021

Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 lên 7,1% so với dự báo trước đó là 6,6%.
Dự báo này do Bộ phận Kinh tế toàn cầu và Nghiên cứu thị trường của Ngân hàng UOB đưa ra trong Báo cáo Global Outlook (Triển vọng toàn cầu), quý IV/2020 vừa công bố.

Báo cáo của UOB, ngân hàng Singapore thuộc top ngân hàng lớn, uy tín của châu Á, cho biết, nhờ ảnh hưởng từ đợt dịch thứ hai giảm dần, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ hơn vào quý IV/2020. Cụ thể, dự báo GDP quý cuối có thể đạt 4%, so với dự báo trước là 5,5%.

Cả năm nay, UOB cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,8%, so với dự báo trước đó là 3,5%. Tuy nhiên, tăng trưởng của năm 2021 được kỳ vọng sẽ đạt đến 7,1%, so với dự báo trước đó của ngân hàng này là 6,6%.

Theo UOB, Việt Nam đã đạt được thành công trong việc chống dịch. Trong khi các hoạt động đang dần trở lại bình thường, một làn sóng dịch thứ hai tại Đà Nẵng đã ảnh hưởng tới đà phục hồi của Việt Nam. Một ví dụ rõ ràng là sản lượng sản xuất đã quay lại mức tăng trưởng 6,99% từ hồi tháng 6 so với mức 10,55% vào tháng 4, nhưng đã tụt xuống mức 0,6% vào tháng 8 sau khi áp dụng các biện pháp cách ly.

Đánh giá về tình hình khu vực, UOB nhận định sự phục hồi đã xuất hiện kể từ quý III. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi không đồng đều ở các nền kinh tế châu Á.

Giả sử sự phục hồi có thể kéo dài và không bị gián đoạn bởi một làn sóng bùng phát dịch lớn khác, tăng trưởng kinh tế tổng thể ở châu Á sẽ tích cực trở lại vào năm sau. Nền kinh tế ASEAN có khả năng phục hồi với mức tăng 5,6% vào năm 2021, từ mức giảm dự kiến 3,5% của năm nay.

Các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng tổng thể các hoạt động kinh doanh khó có thể trở lại mức trước dịch, ít nhất là đến năm 2022, ngay cả khi vaccine sẵn sàng vào cuối năm nay vì khâu sản xuất và phân khối sẽ là một thách thức đáng kể.

Trước đó, Ngân hàng HSBC cũng công bố báo cáo "Asia Economics: It’s about stamina" (tạm dịch: "Kinh tế của các nước châu Á: Tất cả là khả năng chịu đựng của mỗi quốc gia") trong đó khối nghiên cứu kinh tế của HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ đạt mức 2,6% (giảm nhẹ so với dự báo trước đây là 3%).

Còn năm 2021, HSBC cho rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. Do vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 được kỳ vọng sẽ đạt mức 8,1% (dự báo trước đây là 8,5%).

Nhiều chuyên gia Singapore cũng có nhìn nhận tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Chuyên gia kinh tế tại Maybank Kim Eng nhận định, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất thoát khỏi tình trạng suy thoái trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Thêm vào đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ tiếp tục dẫn đầu trong phục hồi kinh tế đất nước. Các chuyên gia kinh tế Singapore dự báo tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam có thể đạt 2,8-2,9%.

http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/UOB-Viet-Nam-tang-truong-manh-vao-nam-2021/409910.vgp

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.