Nghi lễ chọn hướng kiêng của người Tày

Trong kho tàng văn hóa của đồng bào Tày ở Lào Cai có tới 6 di sản đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Then Tày, Khắp Nôm, kéo co, xòe Tà Chải, lễ hội xuống đồng và nghi lễ chỉ hướng kiêng. Trong đó, chỉ hướng kiêng là một nghi lễ độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Tày, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2019.

Mỗi năm, người Tày chọn ra một hướng kiêng khác nhau. Ví dụ, năm nay chọn hướng Bắc, năm sau chọn hướng Tây… với mong muốn trong năm luôn có sự phát triển của thôn, bản và người dân. Hiện nay, chỉ còn người Tày ở xã Làng Giàng (huyện Văn Bàn) vẫn giữ được tập quán này và duy trì tổ chức hằng năm.

Điệu múa bát trong phần hội sau nghi lễ chọn hướng kiêng.

Nghi lễ chọn hướng kiêng được người Tày tổ chức vào sáng mùng một Tết để chọn hướng tốt cho người dân của cả làng. Đây là nghi lễ của cộng đồng, toàn thể người dân đều tuân thủ theo hướng kiêng, dưới sự chủ trì của 3 thầy mo, quan trọng nhất là thầy mo chọn hướng kiêng và thầy mo cúng thần thổ địa, thầy mo cúng trong lễ hội xuống đồng.

Lễ vật gồm 1 thanh kiếm sắt, 1 tập giấy tiền vàng, bó hương, 2 chén nước chè, 12 chén rượu. Các thầy mo cùng với chủ hộ đến khu ruộng trung tâm của thôn tìm chọn hướng. Cả 3 thầy cùng toàn thể người dân dâng hương tại khu ruộng trung tâm của thôn dâng hương, chè, thuốc và giấy tiền vàng cho thần linh, thổ địa của làng.

Theo tập quán của đồng bào Tày, hướng được chọn tính theo năm chẵn - năm lẻ, tất cả có 4 hướng theo trục đông - tây và nam - bắc. Nếu năm chẵn thì chính hướng kiêng của thôn là theo trục nam - bắc; năm lẻ chính hướng kiêng của thôn là theo trục đông - tây, người Tày tìm chọn hướng theo chiều ngược  kim đồng hồ. Năm nào biết hướng kiêng của năm đó.

Khi đã chọn được hướng kiêng, cả thôn năm đó không ai được làm nhà quay về hướng đó, kể cả chuồng gà hoặc chuồng lợn, khi đi rừng cũng kiêng đi về hướng kiêng đã chọn. Cụ thể năm 2020, người Tày kiêng hướng nam, đến năm 2021, người Tày kiêng hướng bắc… Vì thế, trong năm những gia đình nào ở trong thôn, xã dựng nhà mới, làm chuồng gia súc, mọi việc trọng đại của thôn không được chọn quay mặt về hướng kiêng.

Trong nghi lễ chọn hướng kiêng ở xã Làng Giàng năm 2020, thầy mo khấn rằng: Ba mươi ngày mới là một tháng, mười hai tháng mới là một năm, hết năm cũ sang năm mới. Hôm nay, con cháu người Tày không bỏ phong tục của người xưa truyền lại, khởi hành bước ra đồng, ra đường đi lại. Thay mặt bà con người Tày trong xã Làng Giàng, những người làm ông mo, then đi khởi hành, chào ông Tam Sà, Thuyết Tả, xin phù hộ cho con cháu mo, then sang năm mới có sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, mọi sự bình yên, các cụ trường thọ, các cháu ngoan ngoãn, lớn nhanh, thành đạt…

Sau khi chọn hướng kiêng, người dân mở hội thi bắn nỏ ngay tại khu ruộng trung tâm, sau đó trở về nhà thầy mo tổ chức Khắp Nôm, múa xòe, đánh trống để mừng cho năm mới mọi điều tốt lành.

Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/van-hoa-van-nghe/nghi-le-chon-huong-kieng-cua-nguoi-tay-z8n2020080514495037.htm)

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.