Ðòn bẩy tài chính cho công cuộc giảm nghèo

Bắt đầu từ những ý tưởng nhỏ tại một số địa phương như Quảng Nam, Thái Nguyên, Ðồng Tháp, Quảng Trị,... việc thực thi chính sách tín dụng ưu đãi ngày càng lan tỏa mạnh với sự chủ động từ các địa phương trong việc chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Chính điều này cũng góp phần tạo nền tảng bứt phá cho công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

 

Ðòn bẩy tài chính cho công cuộc giảm nghèo

 

Những cách làm sáng tạo

Tỉnh Quảng Trị xác định nguồn lực địa phương đối với tín dụng chính sách xã hội có vai trò quan trọng, làm đòn bẩy tài chính trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo tại địa phương. Mỗi năm, nguồn vốn ủy thác địa phương từ tỉnh đến huyện chuyển qua NHCSXH đều tăng và được thực hiện cấp vốn ngay từ đầu năm. Ðáng chú ý, trong năm 2019, các sở, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh chú trọng nguồn lực từ khoản thu hồi các dự án ODA, dự án phi Chính phủ, tập trung về một đầu mối là NHCSXH để quản lý cho vay. Ðây là cách làm sáng tạo, có hiệu quả nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực tài chính trong, ngoài ngân sách tỉnh để tạo nguồn cho vay. Ðiển hình như Dự án nâng cao thu nhập thuộc Chương trình Hạnh phúc Quảng Trị do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ đã được UBND tỉnh giao cho NHCSXH tỉnh Quảng Trị thu hồi vốn, mở tài khoản quản lý cho vay với số tiền gần 65 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện thu hồi cho vay số tiền gần 7 tỷ đồng.

“Nhiều dự án trước đây cho không, vừa qua là cho vay, nhưng sau khi kết thúc có thực tế Ban quản lý dự án đã về nước không thu hồi được vốn hoặc thu không hết. Chính vì vậy, việc thu hồi vốn các dự án này vừa giúp tỉnh đánh giá chất lượng dự án, rút kinh nghiệm trong phương thức đầu tư vừa tăng thêm nguồn cho chính địa phương để hỗ trợ người dân khởi tạo sinh kế bền vững”, Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Trị Nguyễn Ðức Ðồng cho biết. Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị cũng hướng đến xã hội hóa nguồn lực thực hiện sự nghiệp giảm nghèo và vận động được hai doanh nghiệp tư nhân gửi 600 triệu đồng vào NHCSXH không lấy lãi để cho vay hộ nghèo.

Ðịnh hướng tập trung chuyển vốn ngân sách địa phương ủy thác về một đầu mối là NHCSXH và giải ngân theo các dự án của tỉnh, huyện xây dựng phù hợp thực tế địa phương đang trở thành động lực, góp phần làm “sâu rễ bền gốc” cho nền kinh tế. Như ở Si Ma Cai (Lào Cai), một huyện nghèo vùng cao, biên giới theo Nghị quyết 30a/NQ-CP, đất trồng trọt đã ít lại khô cằn vì thiếu mưa, với 7.234 hộ dân, trong đó 95% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện có 13 xã đều thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng riêng một chính sách hỗ trợ người dân Si Ma Cai vay vốn ngân hàng chăn nuôi gia súc tập trung, trong đó tỉnh cấp bù lãi suất cho vay tại NHCSXH.

Theo đồng chí Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai, Nguyễn Văn Minh, Huyện ủy, HÐND, UBND huyện luôn thống nhất cao ưu tiên và bố trí chuyển nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để mở rộng cho vay đồng bào DTTS. Ðến nay, lũy kế nguồn chuyển qua 5 năm đã đạt hơn 28 tỷ đồng. Nguồn vốn này góp phần đưa tổng dư nợ của NHCSXH huyện đến hết năm 2019 lên hơn 220 tỷ đồng, tăng gần 90 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Tổng doanh số cho vay lũy kế 5 năm là hơn 320 tỷ đồng, với 8.373 lượt khách hàng được vay vốn. Vốn tín dụng chính sách cũng đã góp phần giảm 2.204 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo đến cuối năm 2018 về 1.661 hộ, chiếm 22,96% (tỷ lệ giảm 34,05% so với giai đoạn đầu thực hiện chuẩn nghèo đa chiều). Năm trong số 13 xã của huyện Si Ma Cai đạt chuẩn nông thôn mới và đặc biệt là Si Ma Cai không còn xã nào thuộc vùng lõi nghèo của tỉnh Lào Cai.

Nhìn rộng ra cả nước, từ sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, đến ngày 31-12-2019 nguồn vốn các địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng hơn 11,6 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 29,4%, tăng gấp gần 3,9 lần so với giai đoạn trước khi có Chỉ thị, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đến 31-12-2019 đạt hơn 15,4 nghìn tỷ đồng. Một số tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quốc gia vẫn bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này (như TP Hà Nội, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Ðồng Nai và Bình Dương,...).

Tập trung nguồn lực cho vay

Tín dụng chính sách xã hội được cộng hưởng thêm động lực và sức bền từ sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự đồng tâm của các bộ, ngành. Trong đó phải kể đến việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công hằng năm, theo đó đã quan tâm, bố trí cấp vốn cho NHCSXH để triển khai các chương trình tín dụng. Lần đầu vốn tín dụng chính sách được đưa vào Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đã tạo sự ổn định, chủ động thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, giúp NHCSXH nâng cao năng lực tài chính, giảm bớt áp lực về nguồn vốn cho vay.

Ðồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Ðồng Tháp cho biết, việc hoàn thiện hệ thống các chính sách tín dụng, nâng cao mức vay không chỉ tạo điều kiện cho một nhóm đối tượng người dân còn khó khăn để thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống, mà còn tạo ra “sinh khí” mới, năng lượng mới, niềm tin mới của những người dân, đối tượng yếu thế của xã hội phát triển kinh tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị gia tăng.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tổng số nguồn vốn tăng thêm cho hoạt động tín dụng chính sách đạt 77 nghìn tỷ đồng; trong đó từ ngân sách nhà nước đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh của Nhà nước đạt hơn 41 nghìn tỷ đồng và từ các tổ chức, doanh nghiệp khác trong xã hội đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng. “Với một nước còn đang phát triển và ở mức thu nhập trung bình thấp, những con số nói trên đã thể hiện sự cố gắng chăm lo người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội của Ðảng, Nhà nước. Ðiều mà không phải nước nào trên thế giới cũng thực hiện được, kể cả những nước có trình độ phát triển cũng như có mức thu nhập cao hơn nhiều so với đất nước ta”, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư cho biết.

Cũng trong khoảng thời gian này với sự tham mưu của NHNN, các bộ, ngành và NHCSXH, nhiều chính sách tín dụng xã hội mới đã được Chính phủ ban hành, như: cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2017 - 2020; cho vay hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo; cho vay nhà ở xã hội;… Cùng với đó là những cơ chế, chính sách liên quan hoạt động tín dụng chính sách xã hội như: điều chỉnh mức vay đối với chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng mức cho vay đối với chương trình tín dụng học sinh, sinh viên và bổ sung đối tượng cho vay là sinh viên trường y đã tốt nghiệp, đang trong thời gian thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề,... Ðiều này cũng góp phần hoàn thiện hệ thống các chính sách vừa có tính liên hoàn, vừa có tính kết nối hướng vào từng nhu cầu bức thiết của người nghèo và các đối tượng chính sách, giúp họ rút ngắn chặng đường nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững.

Theo Việt Hải-Việt Phong/nhandan.com.vn (https://nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/43944902-%C3%B0on-bay-tai-chinh-cho-cong-cuoc-giam-ngheo.html)

Tin Liên Quan

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng...

Viettel khai trương Trung tâm dữ liệu có công suất tiêu thụ điện 30MW

Đây là Trung tâm dữ liệu (DC) thứ 14 của Viettel và là DC đầu tiên ở Việt Nam được thiết kế công suất cao, với 60.000 máy chủ, 2.400 rack, 21.000m2 mặt sàn, tổng công suất điện 30MW.